Links - Liên kết dến các trang Website. Blogspot, fb, chuyên trang thơ THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN

29 tháng 12, 2011

** ỄNH ƯƠNG

ỄNH ƯƠNG

Trong đụm cỏ bờ ao
Ễnh ương ngồi dẩu mỏ
Ào ào mưa xối xả
Át cả tiếng uệnh oàng

Ễnh ương phùng mang lên
Bụng căng tròn bong bóng
Cố gào to nhất xóm
Ta là ễnh ương đây!

Trong cái ao nhỏ ấy
Tiếng ễnh ương quả to
To vang cả bờ tre
Tới tận.. vườn bên cạnh

Kêu to, thật quan trọng!
Muốn vậy phải phùng mang
Cho lũ nhái phải kiềng
Sánh ngang hàng.. chẫu chuộc

(Ễnh ương chịu không được
Ai nói mình không bằng
Tiếng ếch nhái chẫu chàng..
Nhất là trong đêm vắng)

Bụng thì to như trống
Nhưng trong lại rỗng không
Cẳng nhẳng như que tăm
Cũng khệnh khà khệnh khạng

Ễnh ương có biết chuyện?
Ếch muốn lớn hơn bò
Cố trướng bụng thật to
Nên nổ bụp bong bóng

Ênh ương ơi, ễnh ương
Ngồi dưới đáy ao làng
Suốt ngày cố phùng mang
Nhướn chân cho cao lớn!

To trong ao nước nhỏ
To nhỏ mà làm gì
Nhỏ mà rướn làm to
Thì mình càng thêm nhỏ










22 tháng 12, 2011

** ĐỒNG CHÍ

ĐỒNG CHÍ
**Chút tình viết bằng thơ
            tặng đồng đội và những ai nhìn về tử tế..
 
Nghe câu chuyện giữa những người đồng chí
Đã một thời dưới lửa đạn khói bom
Mái tóc xanh, xanh như tuổi trăng tròn
Ôi một thuở ấm nồng tình đồng chí

Hết chiến tranh, vào dòng đời hối hả
Kẻ leo cao theo tiền bạc, quyền hành..
Câu chuyện làm người ở giữa nhân gian
Đã phân hóa theo bại thành vinh nhục

Ân nghĩa nào cho vô ơn bội bạc
Đang đến thời đạp đồng chí ngoi lên
Quên những ngày cùng vào tử ra sinh
Chỉ còn nhớ những tầm thường trước mặt

Người về lại nơi quê nhà muối nhạt
Nuôi đàn gà, chuồng lợn, mấy bò dê
Đồng lúa nương khoai nắng sáng mưa chiều
Nom giông giống như cowboy nước Mỹ..

Còn những kẻ vin vào hơi “đồng chí”
Co nhỏ mình trong lươn lẹo luồn leo..
Đồng chí nào.. nghe sao bạc như vôi
Lạnh lẽo quá, hằn học, bất nhân quá

Khi đã chẳng cùng nhau đồng chí hướng
Mà bô bô “đồng chí chẳng vướng mồm
Đồng chí thực.. thì vẫn nặng tình thâm
Đồng chí vỏ.. biến mình thành ma quỷ

Đã ma quỷ lại nhuốm lòng chó má
Nắm quyền hành, hành khổ cả núi sông
Đồng chí với ai cái lũ làm càn
Loại đồ tể nấp trong vòng tử tế

Ôi đồng chí, có còn là đồng chí
Bươi phân tro hỉnh mũi ngửi phân tro
Cùng kéo bè lập đảng mã tầm ngưu
Chia chác hết, vơ về mình đầy túi

Đồng chí vốn là từ rất tử tế
Sao giờ nghe như dao ngoáy vào tim:
Khi ghét, khi căm, giận dữ, thù hằn
Lại xoen xoét gọi nhau bằng “đồng chí

Trong một đảng nhưng lắm bè nhiều phái
Bất đồng nhau về quyền lợi cá nhân..
Triệt hạ cánh, phe.. như lũ thú hoang
Không một chút lương tâm, tình đồng chí

Hàng trăm tấn vàng, hàng trăm ngàn tỷ
Theo túi tham chảy ra biển xuống sông
Trên ghế cao, mặt người dạ sói lang
Mồm dạng rộng rằng yêu thương “đồng chí

Một cơ thể đầy mình hàng trăm thứ
Bệnh ung thư đại não (ủng hai bên)
Đã di căn vào tận cả linh hồn
Hỏi có thuốc nào chữa không.. Đồng chí (!?)

THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN





16 tháng 11, 2011


MƠ ĐI BÊN EM


413335_329x245.gif
PhotobucketPhotobucket

MƠ ĐI BÊN EM

***Chuyến đi thứ nhất:
 VỀ PHƯƠNG BẮC
Photobucket

Gặp em giữa lưng trời
Cùng rong chơi trần thế,
Khắp năm châu bốn bể
Khắp mọi nẻo đường trần
  
Xuất phát từ Sài Gòn
Giữa phương Nam đầy nắng
Ra miền Trung biển sóng,
Lên rừng rậm, núi cao
 
Nghe tiếng gió gầm gào
Từ xứ Lào, nóng rát
làm dù che em mát
Chắn bụi cát cho em
  
Đây rồi, quê hương anh
Dòng sông xanh thăm thẳm
Nơi ân tình sâu nặng
Luôn dành tặng cho đời
 


XEM TIẾP MƠ...

11 tháng 11, 2011

NGHỆ THUẬT TRANH KHỎA THÂN


Chuyên mục QUẢNG CÁO:

Qúy vị nào đang ở HOA KỲ , CANADA . ..

Nếu có nhu cầu đọc các tác phẩm của
Nhà văn THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN xin liênhệ


hoặc trực tiếp đọc từ trang riêng của TÁC GIẢ:

**GOYA: "CƠ THỂ TRẦN TRUỒNG CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ LÀ TÁC PHẨM
TUYỆT MỸ CỦA TAO HÓA..." CÒN Ý THỨC VỀ SỰ TÀ DÂM LÀ CHUYỆN CỦA MỖI NGƯỜI, CHUYỆN CỦA NHỮNG KẺ PHÀM PHU TỤC TỬ... THƯỜNG THÌ NHỮNG KẺ ĐÓ LẠI HAY DẠNG MỒM RAO GIẢNG ĐẠO ĐỨC THEO CÁCH NHÌN HẠN HẸP NHỎ NHEN ÍT HỌC CỦA CHÚNG.
THEO Ý CHÚNG THÌ TRANH TƯỢNG KHỎA THÂN LÀ THÔ BỈ TRẦN TRỤI (hay bô bô cái miệng thế nhưng trong lòng thì rất thích) CHÚNG RẰNG: NGƯỜI.. THÌ PHẢI CÓ QUẦN ÁO MỚI LÀ NGHIÊM TÚC LỊCH SỰ... CÒN TRẦN TRUỒNG RA THÌ KHÁC GÌ .. TRÂU BÒ
Tiếc thay cho chúng:
...Ngày rao đạo đức ngoài mồm
Đêm về hùng hục thảo quần hơn trâu...
Và THỰC TẾ, TRANH KHỎA THÂN LUÔN CÓ SỨC SỐNG MẠNH LIỆT, VƯỢT QUA NHỮNG NGẦN NGẠI DO NHỮNG HẠN CHẾ CỦA TẦM NHÌN ĐỊNH KIẾN (không chỉ tranh mà cả ngôn từ cũng vậy, ví dụ khi nói về bộ phận sinh dục.. nếu cứ gọi thẳng tên chúng là L.. là C.. thì nhiều người ngượng đỏ mặt, cho là tục tĩu.. mà cứ phải nói tránh đi dưới cái tên khác như là CHIM là BƯỚM.. mới thanh tao lịch lãm) 
Ở nước ta, đề tàitranh tượng khỏa thân là vấn đề “xưa như trái đất” nhưng ở nó vẫn còn nóng bỏng với những chuyển biến vào thời kỳ đổi mới. 
Từ xưa đã thấy phù điêu tắm ao sen (hay na ná như thế) không chỉ bày ở hội hè, hay như ở triển lãm toàn quốc như ngày nay, mà là ở chốn thâm nghiêm đền miếu thiêng liêng, từ thời phong kiến. Phù điêu diễn tả đám thiếu nữ tắm ở ao sen cạn, để lộ thân hình tắm truồng, cùng tắm và tóe nước đùa giỡn hồn nhiên. Cũng nhưtranh khắc gỗ Đông Hồ, với bức “Đánh ghen” tác giả dân gian diễn tả đức ông chồng một tay đưa ra chống đỡ cho cô bồ trước cơn ghen dữ dội của mụ vợ đang đưa cái kéo ra quyết xởn tóc đối phương. Còn tay kia của đức ông chồng thì choàng qua vai người tình và sờ vào bộ ngực trần của cô ta. Hay ở bức “Hứng dừa” (theo một dị bản trong tranh diễn tả năm nhân vật, chứ không phải bốn nhân vật như ta thường thấy). Hai người trèo lên hái dừa, còn lại phía dưới là ba người. Bên phải tranh, diễn tả một anh chàng xoè quạt che một bên tai, thân người chồm tới rõ ràng là để nghe ngóng điều gì. Còn bên trái tranh, diễn tả một thị mẹt tốc váy lên hứng buồng dừa sắp rơi xuống. Và một mụ nữa đưa hai tay lên đón lấy buồng dừa kia, trong khi chiếc váy của mụ ta đã tuột đến tận bàn chân. Từ xa xưa, thời phong kiến dân ta cũng chẳng xa lạ gì đề tài này, nhưng chỉ là cái mỉm cười chế diễu và với biết bao nụ cười vô tư, thoải mái của tầng lớp bình dân. Ở tranh dân gian Hàng Trống, đối tượng của nó là thị dân, vốn gần kề với tầng lớp chính thống, cho nên tranh phải mượt mà, thanh cao đáp ứng thị hiếu người thưởng ngoạn dạng trí thức cung đình, nên không thể tìm thấy đề tài khỏa thân như ở tranh dân gian Đông Hồ. Hơn ai hết, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã vạch mặt thẳng thừng vào bộ mặt đạo đức giả đó. Cái họ thèm thuồng, say mê mà mà vẫn chê bai là đê tiện:
            ..Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt 
                 Đi thì cũng dở ở không xong.Nhưng đề tài tranhkhỏa thân thật sự cuốn hút các họa sĩ khi trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời, sinh viên mỹ thuật chuyển hướng ngay  theo cách nhìn của nền văn hóa Tây phương, với cách diễn đạt tinh tế, chân phương hơn. Ở nền văn hóa Hy – La trước Công nguyên người ta quý trọng vẻ đẹp thể chất, ý niệm một tinh thần sáng suốt, một cơ thể khoẻ mạnh. Vì vậy, hình tượng thần linh thường nửa khỏa thân hoặc khỏa thân hoàn toàn để ca ngợi vẻ đẹp cơ thể. Như tượng tròn “Đôpiphorơ” của Pôlycơletơ hay tượng tròn “Apôxiômenơ” của Lyxipơ v.v…Không phải ngẫu nhiên mà cuộc thi thể thao đầu tiên trên thế giới đã diễn ra ở Ô-lim-pia, trên bán đảo Pêlôpôn. Và hình tượng Vệ Nữ đã tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp nhất của nền điêu khắc Hy Lạp cổ đại. Tác phẩm tượng Vệ Nữ (Mi Lô) là một trong những chuẩn mực của đời sống tinh thần, trong buổi bình minh của lịch sử. Từ đôi vai khẻo mạnh và bộ ngực chắc nịch trinh trắng, cái cổ quay đi…là cái hoàn thiện toàn mỹ. Thời kỳ Phục hưng, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp gợi cảm về 2 hình mẫu khoả thân Adam và Eva trên vòm thánh đường Sistine ở Vatican. người vẽ chúng chính là hoạ sĩ Michelangelo (1475-1564). Giai đoạn này, Botticelli đã vẽ bức tranh Sự ra đời của thần Vệ Nữ, một bứctranh khoảthân đã lột tả hoàn toàn những vẻ đẹp tinh khiết nhất, toàn mỹ nhất của Thần Vệ Nữ, đặc biệt vẽ theo cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp. Những tác phẩm nêu trên đã chứng thực một thời kỳ vàng son của mỹ thuật thế giới. Vậy là đã hơn 100 năm kể từ ngày hoạ sĩ Cézanne tổ chức phòng tranh mùa thu tại Paris , trong đó có bức tranh khoả thân "Thiếu nữ đang tắm" gây sự chú ý đặc biệt đối với giới nghệ sĩ và công luận. Bức tranh đó chính thức mở ra một xu hướng mới trong nghệ thuật vẽ tranh khoả thân hiện đại. Cùng với ông, hoạ sĩ thiên tài Picasso với bức tranh Những cô gái vùng Avignon  đã thực sự  gây chấn động giới mỹ thuật. Để rồi từ đó, giới nghệ thuật đã lấy mốc năm 1907 làm năm khởi đầu của nghệ thuật Nude (khỏa thân).



 


 


 
XEM TIẾP (CLICK)

29 tháng 8, 2011

** ĐẤT ĐỘNG


ĐẤT ĐỘNG
(Nhà xuất bản Văn Nghệ Tp HCM)

Tôi là đất, đơn giản chỉ là một mảnh đất, tồn tại trong một vùng đất, một miền đất bao la vô tận giữa đời
Không biết tôi đã có từ thời nào, bao nhiêu tuổi, chỉ biết tôi đã nằm im lìm rất lâu, lâu lắm, mặc cho ngày tháng trôi qua, dễ có đến hàng nghìn năm, hàng vạn năm, thậm chí còn lâu hơn thế nhiều nữa. Thuở ấy tôi như muốn thách thức với thời gian xem ai là kẻ trường tồn vĩnh cửu,
Vậy mà sau những biến động dồn dập, những đổi thay liên tục của mọi thứ quanh tôi, tôi không còn được tiếng là hiền lành, kín đáo và lương thiện như xưa nữa. Ngược lại, nay có kẻ độc mồm ví tôi là con đĩ siêu hạng, mỗi ngày phục vụ một ông chủ khác nhau.
Quả thật họ không phải là những kẻ vu oan. Đúng là gần đây, có thi kỳ tôi liên tục bị chuyền tay như chuyền một quả bóng, nay tôi ở với ông chủ này mai đến với ông khác là chuyện thường . Có khi chiều tối tôi vừa được bàn giao cho ông chủ mới, thì chỉ qua một đêm, ngay sáng hôm sau tôi đã bị sang tay cho một chủ khác nữa. Họ không có thời gian ngắm kĩ về tôi một chút xíu chứ chưa nói là hiểu tôi. Có kẻ còn thậm chí còn chẳng thèm nhìn tôi dài ngắn. méo tròn ra sao nữa
Cuộc đời kể cũng lắm thăng trầm, có khi yên ả bình lặng, cũng có khi sóng gió dồn dập. Kể cũng lắm niềm vui, lắm ngọt bùi nhưng cũng trải không ít nỗi buồn, không ít chua cay. Chuyện của mình chuyện của đời, chuyện muôn thuở - thế sự có lắm cảnh đau thương đến quặn lòng
Cũng có những chuyện nực cười , đến đất đá như tôi cũng phải cười (tất nhiên là theo kiểu của riêng mình) thì chắc cũng đáng cười lắm. Những thay đổi dồn dập làm tôi thấy âu lo, tôi thấy mình hơi khang khác. Tôi không còn là tôi nữa sao? Thế mới biết khi sự đời đổi thay thì sẽ đổi thay nhiều thứ, khó ai còn giữ được mình là mình nữa. Có thể vì bây giờ hàng ngày tôi phải chịu đựng, không chỉ cảnh đào xới, đóng cọc, xây xây, dựng dựng mà chính mà họ đã làm ra hàng loạt những phòng xông, xịt, không quen ngửi.. Tôi lo lắng không biết rồi sẽ ra sao nữa đây, chỉ biết hiện nay trên mặt tôi mọc lên một tòa nhà đồ sộ cao ngất. Tôi đang è ra nhẫn nại chịu hoặc trôi xuống lòng cống rãnh những thứ lạ hoặc khó tiếp nhận.
Tôi tưởng là đã qua cái đận lao đao uế tạp, đâu ngờ nay lại gặp những thứ đó ngày đêm tranh đua với sản phẩm từ cơ man nào phòng toilet trút liên tục xuống mặt tôi, tự nhiên bình thản như không có tôi ở đấy.
Tôi  còn nhớ, thuở xưa, có lẽ vào cái thời khai thiên lập địa, mặt tôi còn dưới lòng nước lờ lợ , mằn mặn và đục nhờ. Ngay cả chỗ gò cao nhất cũng còn chưa nhô khỏi mặt nước. Lâu dần cứ sau mỗi mùa lũ, rác rến, thân cây, bã cỏ, đất cát cứ trôi về bồi lắng mãi, rồi đến khi những cây dại đầu tiên: cây dừa nước, sú, vẹt, bần, loài dương xỉ, lau lách, cỏ phao, cỏ ống.. bắt đầu phát triển rậm rạp. Láng giềng xung quanh tôi cũng vậy, cùng với năm tháng với bao bồi lắng vun đắp, chúng tôi trôi dần lên.
Bạn bè đầu tiên của chúng tôi đáng kể là những con cá sấu, bầy le le, vịt trời, chim nước và cá tôm. Đành rằng chúng săn bắt lẫn nhau, nuôi sống nhau, nhưng chúng chỉ ăn đến mức vừa đủ no bụng là chúng quay sang tung tăng đùa nghịch, nô giỡn, vui chơi. Chúng chăm chút dáng mã, tạo hương thơm, khoe sức mạnh để quyến rũ bạn tình, gợi dục. Chúng có hẳn những mùa yêu thương, hội hè, những mùa du ngoạn. Chúng sống cùng năm tháng không chút vội vàng, không kỉ vị, không kỉ cóp, chúng chỉ ăn đủ phần mình, phần còn lại sẽ là của con khác, của loài khác. Đúng là tạo hóa đã duy trì một cái vòng xoắn sinh tồn, mà hình như trong đó con chó va con bọ hung là những kẻ đứng sau cùng.
Tôi như ngẩn người ra khi nghĩ lan man về những bạn bè của mình, chúng đã sống quanh tôi, trên mặt tôi qua nhiều đời nhưng đều luôn vô tư và song phẳng.
Một ngày  kia, chừng như ở một xứ nào xa xôi, vọng lại thứ âm thanh báo hiệu điều chẳng tốt lành, Đó là tiếng va chạm của vũ khí, tiếng kêu la của loài người khi chém giết lẫn nhau, tranh giành nhau về miếng ăn, về của nả, về quyền lợi, về bạn tình của nhau và tranh giành cả cái chỗ đứng thuận lợi để có thể vơ được nhiều những thứ đó hơn. Nghe đn ở xứ ấy đất chật người đông, cảnh cướp giật của nhau, chem. Giết nhau là chuyện thường xuyên.
Tôi chưa bao giờ gặp một con người nào cả, tôi cố hình dung xem họ giống con gì mà tôi đã biết: cá sấu, hổ báo, heo rừng hay mèo, khỉ, cáo, chồn, chó sói, rắn rết, lươn, trùn hay như hà mã  thuồng luồng. Họ giống ai? Tôi không biết tự trả lời họ giống ai là đúng, không tài nào phán đoán nổi. Mãi tới ngày giáp mặt họ, tôi mới ngớ ra thấy được một điều hoàn toàn bất ngờ: giống ai (nhất là ở cái dáng ve bề ngoài) đều chỉ là đồ bỏ, không cần màng tới làm gì, điều quan trọng là phải sống với họ mới biết họ là thế nào, là ai.
Một thời gian, sau cái tin về chuyện đánh nhau quyết liệt và kéo dài của những con người ở xứ xa xôi nào ấy, tôi biết có biết một đoàn người nhiều đoàn người đang tiến về phía chúng tôi, đang đến gần chúng tôi. Với họ, chúng tôi là một miền đất màu mỡ đầy ắp cái ăn. Thế rồi, một hôm có tiếng chân người bước đến, lũ chim sợ hãi bay lên loạn xạ, những con cá lóc to tướng trên đám bùn quẫy đuôi trườn xuống chỗ sâu, nấp dưới những mảng cỏ, rắn rết chồn cáo luồn trốn, ếch nhái cào cào nhảy tứ tung.
Đó là tiếng bước chân của hai vợ chồng ông chủ đầu tiên của tôi, ông ta to lớn lực lưỡng cái lưng trần bóng lưỡng mồ hôi. Ông ta bước đi phăm phăm đạp gãy đám cỏ cây lau lách, không cân vẹt rẽ ra hai bên gì cả. Bà vợ cùng mấy đứa con thì chậm chạm khó khăn hơn nhiều, họ vất vả lắm mới gỡ được những dây rợ để chạy theo cho kịp ông ta.
Đến giữa mặt tôi, ông ta đứng lại nhìn bốn phía rồi cắm phập cây mác dái xuống lút hết cả phần lưỡi. Người đàn ông nói lớn cho cả nhà nghe:
-      Đất này là của ta, ta ở đây!
Lời nói của ông vang lên như một khẳng định chắc chắn về quyền hành, như là một tuyên bố với đồng loại, đồng thời còn là lời răn đe khuyến cáo rằng nếu có kẻ nào xâm phạm thì hãy coi chừng – lưỡi mác nhọn cắm xuống mặt tôi sâu lút đã nói lên điều đó. ngoài ra ngọn mác ấy cũng chính là cây bút mà ông ta kí vào văn tự ,một chữ kí thẳng xuống,loại văn tự của bắp thịt và sự liều lĩnh.
Nhiều năm sau, có đến hàng trăm năm, đã qua nhiều đời con cháu, cả vùng rộng lớn họ hàng nhà đất chúng tôi đã có chủ tự bao giờ. Không những thế, nơi tôi ở đã trở lên đông đúc, chật chội người qua kẻ lại tấp lập buôn bán làm ăn nhiều nghành nghề, nhà cửa hàng quán mọc lên như nấm, đây đó văng vẳng tiếng chửi rủa, đánh đấm nhau. Gần chỗ chúng tôi đã hình thành một đô thị lớn, xe cộ như mắc cửi, những tòa nhà cao ngất, chọc lên tận trời, tưởng chừng ngồi trên đó có thể nói chuyện tay đôi với Thượng đế được.
Tôi còn nhớ, trước khi chết, ông bà chủ  ấy chia tôi ra làm mấy mảnh theo số con, mảnh bé tẹo còn lại ông bảo để làm nơi chôn cất người dòng họ. Ông quỳ xuống, cúi rạp cái đầu bạc, mặt ông sát mặt tôi, hôn tôi và thì thầm xin hãy đón nhận ông vào lòng mình.
Mặt tôi từ đó bắt đầu bị chia năm xẻ bảy, cho đến khi khu mộ của gia đình đã nhấp nhô nhiều nấm lớn nhỏ thì đến cái thời số kiếp tôi tới đận long đong, thân tôi nát ra, nham nhở, sứt sẹo. Theo bề mặt thì tôi trở thành nhiều tôi, phân thân ra theo đuổi nhiều số phận . Tuy  nhiên tôi vẫn là tôi. Nhưng ông chủ mới hàng cháu chắt của lớp chủ trước bắt đầu làm đủ thứ trò quái đản trên mặt tôi, có đứa đem xẻo tôi ra bán đi một miếng nhỏ ỏ phias đầu góc đường để người ta mở quán cà phê, rồi những đứa khác, mỗi đứa cũng xẻo đi một tí đem bán để dựng phòng trọ, quán bia rượi, nơi thì cho thuê đổ vật liệu xây dựng: gạch, cát, đá, sỏi…
Đêm đêm, tại các phòng trọ, quán xá ấy tôi cứ phải trơ mặt ra chứng kiến đủ mọi thứ chuyện, có cả những chuyện xấu xa, những bàn bạc toan tính đầy đủ thủ đoạn tàn độc và bất nhân.
Sau khi có cái tin con đường bên cạnh tôi nay mai sẽ là một đại lộ thì cảnh tượng thực sự khác thường. Hàng ngày tùng đoàn người trên xe máy bóng lộn, toàn đà rim, đờ rem gì gì, hay át tra, ét chi chi nổ giòn đua chen giữa dòng xe đạp, giữa những chiếc xe gia ham, xu xi cũ kĩ rống như bò rống mỗi khi qua ụ đất. Thỉnh thoảng có cả những chiếc xe hơi mò mẫm trườn đi khó khăn rồi dừng lại ngắm nhìn tôi, chỉ trỏ. Họ nói gì đó với nhau, vừa nói vừa vung tay lên, múa máy liên hồi, chẳng ai giống ai.
Tôi được rào kỹ lưỡng.
Các ông chủ đứng bên trong, cuốc cuốc xới xới vẻ tảng lờ nhưng tai cố dỏng lên nghe nội dung câu chuyện của khách ngoài đường.
Chuyện xảy ra phía trong hành rào thật nhiều, đáng nói nhất là tình ruột thịt, đạo làm người đã bị mất mát, xói mòi đến cạn kiệt, đến phũ phàng tàn nhẫn. Đã có những người là anh em trai giết nhau bằng  dao búa. Những cặp vợ chồng cãi nhau om tỏi, triền miên thâu đêm suốt sáng, rồi buông nhau ra, chia tay mỗi người một ngả, tan đàn xẻ nghé, Có những bậc cha mẹ giận con, uất ức hộc máu tươi mà chết. Có những kẻ ôm được tiền bán thẻo đất, liền bỏ vợ con lao vào nơi đô hội, ngụp lặn trong khoái lạc. Có người chết bị lừa đảo hết gia tài điền sản...
Vì đất, vì chúng tôi cả!
Nói đúng hơn là vì con người tranh giành cúng tôi, từ những vũng trâu đằm, nơi vịt ỉa, những cái ao rau muống, từ cãi nhau về cái bờ rào, cột mốc không thẳng hàng, từ những gốc cây nằm giữa mà ai cũng nói là thuộc phía bên họ, từ việc nghi ngờ nhau bớt xén tiền bán ruộng vườn, từ chuyện tranh giành mối lái của những kẻ cò mồi, từ những thói hư tật xấu sinh ra khi có nhiều tiền một cách bất ngờ.
Các quán rượu, quán cà phê tối thui bao giờ cũng đông khách, tiếng gọi bồi sang sảng, ông ống, tiếng cười ré lên từng tràng. Nhà trọ tạm bợ mọc lên san sát, tiếng thì thầm, tiếng huỳnh huỵch, tiểng thở hổn hển, hng hộc gấp gáp, tiếng ngáy như kéo bễ, tiếng chân bước thấp cao của những người đàn ông say khướt lè nhè cố lết về nhà giữa đêm khuya.
Vì đất, chúng tôi không sinh sôi ra được trong khi con người ngày càng đông đúc thêm lên, quần tụ lại, chen chúc và có nhiều thủ đoạn độc ác, tệ hại hơn.
Cũng từ đấy, mùi bia rượi đủ loại, mùi nước hoa đủ loại, mùi thức ăn đủ loại quện lẫn mùi khắm lặm hăng hắc của mồ hôi đủ loại, mùi khai nồng của nước tiểu đủ loại, mùi tanh lợm của những đống hổ lốn do ai đó vừa nôn ra khi đã say mèm.. bốc lên nghi ngút từ những cống rãnh đen ngòm. Tôi phải chường mặt ra nếm trải tất cả hương vị hỗn tạp đó.
Giá mà tôi “độn thổ” được thì tôi cũng độn thổ lâu rồi, làm sao có thể chịu mãi, dằn vặt mãi những chuyện luôn phải chứng kiến.

Có lẽ nghìn đời sau, tôi vẫn không thể nào quên được cái chết của hai anh em ngay giữa mặt tôi, dưới bùn lầy đen ngòm của ao rau muống: ban đầu là hai anh em đứng bên lãnh địa của mình, đối diện nhau qua cái ao định mệnh ấy, ai cũng cãi cái ao ấy là của mình. Họ viện dẫn những lời nói của người cha khi còn sống, họ đưa ra những bằng chứng, nhân chứng cụ thể trái ngược nhau mà ai cũng cho là mình đúng. Hai người vợ cũng ra đứng cạnh họ từ lúc nào, mồm to như hai cái kèn đồng hướng vào nhau chửi bới, tru tréo. Họ đứng dạng chân như sắp xuống tấn, vén chiếc váy ngủ mỏng lét lên tận ngực mời ép nhau ăn “đặc sản”. Đám con nít cũng hăng hái tham chiến bằng đất đá ném tới tấp.
Hai người đàn ông đã ở trong tình trạng quyết sống mái, không đạp đất chung. Kẻ cầm mac nhọn, kẻ giơ dao phang, từ hai phía ào xuống cái ao đen ngòm phủ đầy dây rau muống dài ngoằng.
Họ xáp vào nhau!
Máu chảy chan hòa.
Một thứ máu!
Máu của một dòng,
thi nhau chảy trộn vào nhau, loang ra, tan vào trong nước.
Họ quấn lấy nhau trồi lên, chìm xuống mấy lần, mà cái lần áp chót một trong hai người còn cố nói : cái ao này là của tao”. Sau đó họ kiệt sức hẳn chìm xuống, tưởng chừng không bao giờ còn trồi lên được nữa, mặt ao sủi những bọt bong bóng tan ra. Nhưng kìa, họ lại ôm nhau vọt lên khỏi mặt nước một lần cuối cùng, chắc là để cho người còn lại được nói, được khẳng định chủ quyền của mình, khi đó hai người gộp lại thành một cục sình đen ngòm, thối hoắc.
Từ một nửa cục sình ấy bỗng phát ra tiếng cười: không! nó là của tao”.Nói xong, mọi người thấy cục sình ấy chìm nghỉm xuống, chìm mãi mãi.
Rau muống trôi loang ra phủ kín mặt ao như lúc ban đầu
Ngay cả phần đất dành làm thổ mộ, được giao cho thằng cháu chắt đích tôn (nay là tộc trưởng) trông nom, quản lí, bây giờ theo Y là quá rộng, quá lãng phí vì đất đã là vàng. Y đã tự ý lấn chiếm bớt rồi bán đi. Nhưng chyện lộ ra, cả dòng họ kéo đến, nhất định không cho y thực hiện, họ đã làm nên một cảnh tượng láo loạn xuống tận lòng đất nơi cha ông họ đang nằm yên nghỉ. Mặt đằng đằng sát khí, họ cầm dao mác, gậy gộc gầm gừ nhìn nhau như kẻ hoàn toàn xa lạ, tia mắt hằn học phóng về nhau sẵn sàng ăn thua đủ. Thế trận dường như không cân sức vì một bên là gia tộc trưởng cùng dâu rể, cháu con, bên kia là toàn thể dòng họ. Ban đầu họ chửi nhau, tặng cho nhau những của quý (nhưng không hiếm vì ai cũng có cả). Người dưng đi qua tò mò dừng lại nghe họ hào phóng ban tặng nhau mà phải ngượng chín mặt, vôi vàng bỏ đi… Khi đã chửi bới, lí sựu đến khản cổ và không còn moi được thứ gì quí giá biếu nhau nữa họ trộn vào nhau hỗn chiến hồi lâu. Kết cuộc có nhiều kẻ đứt đầu mẻ trán, chân đi cà thọt, thằng cháu đích tôn ấy bị thương nặng phải đưa vào bệnh viện.
Đấy! Ngày nào tôi cũng phải chịu đựng những sự cố xảy ra trên bề mặt mình đại loại như vậy cho đến một hôm có một ông chủ mập mạp tốt mã đi xe hơi bóng lộn theo sự hướng dẫn đám cò mồi diện mạo cũng rất bảnh bao đến đứng trên mặt tôi xì xồ xì xèo gì với nhau rùi túa ra đi vào từng nhà bàn bạc, trao đổi. Sau nhiều lần thương đi lượng lại, chèo kéo, cuối cùng ông chủ mới mua tất cả. Hình như ông ấy trả bằng đô la, mà nào tôi biết đô, la, xòn, mi, rê, pha.. là cái quái gì nhưng có vẻ nó còn quý hơn vàng vì nhìn mặt những chủ cũ khi nhận được mỗi người một nắm thì ai cũng hớn hở cả.
Họ tính sẽ ra đi, mỗi người một ngả, phải chăng để khỏi nhìn thấy nhau nữa hay để đến khai phá một vùng đất mới đầy của nả.

Họ ra đi, chỉ để lại đằng sau mồ mả của cha ông họ.

THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN