Chuyên mục QUẢNG CÁO:
Qúy vị nào đang ở HOA KỲ , CANADA .
..
Nếu có nhu cầu đọc các tác phẩm của
Nhà văn THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN xin liênhệ
Tamarind Books: http://www.tambooks.com/?page=shop/flypage&product_id=10484
hoặc trực tiếp đọc từ trang riêng của TÁC GIẢ:
**GOYA: "CƠ THỂ TRẦN TRUỒNG CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ
LÀ TÁC PHẨM
TUYỆT MỸ CỦA TAO HÓA..." CÒN Ý THỨC VỀ SỰ TÀ
DÂM LÀ CHUYỆN CỦA MỖI NGƯỜI, CHUYỆN CỦA NHỮNG KẺ PHÀM PHU TỤC TỬ... THƯỜNG THÌ
NHỮNG KẺ ĐÓ LẠI HAY DẠNG MỒM RAO GIẢNG ĐẠO ĐỨC THEO CÁCH NHÌN HẠN HẸP NHỎ NHEN
ÍT HỌC CỦA CHÚNG.
THEO Ý CHÚNG THÌ TRANH TƯỢNG KHỎA THÂN LÀ THÔ BỈ
TRẦN TRỤI (hay bô bô cái miệng thế nhưng trong lòng thì rất thích) CHÚNG RẰNG:
NGƯỜI.. THÌ PHẢI CÓ QUẦN ÁO MỚI LÀ NGHIÊM TÚC LỊCH SỰ... CÒN TRẦN TRUỒNG RA THÌ
KHÁC GÌ .. TRÂU BÒ
Tiếc thay cho chúng:
...Ngày rao đạo đức ngoài mồm
Đêm về hùng hục thảo quần hơn trâu...
Và THỰC TẾ, TRANH KHỎA THÂN LUÔN CÓ SỨC SỐNG MẠNH
LIỆT, VƯỢT QUA NHỮNG NGẦN NGẠI DO NHỮNG HẠN CHẾ CỦA TẦM NHÌN ĐỊNH KIẾN (không
chỉ tranh mà cả ngôn từ cũng vậy, ví dụ khi nói về bộ phận sinh dục.. nếu cứ gọi
thẳng tên chúng là L.. là C.. thì nhiều người ngượng đỏ mặt, cho là tục tĩu.. mà
cứ phải nói tránh đi dưới cái tên khác như là CHIM là BƯỚM.. mới thanh tao lịch
lãm)
Ở nước ta, đề tàitranh tượng khỏa thân là vấn đề
“xưa như trái đất” nhưng ở nó vẫn còn nóng bỏng với những chuyển biến vào
thời kỳ đổi mới.
Từ xưa đã thấy phù điêu tắm ao sen (hay na ná như thế)
không chỉ bày ở hội hè, hay như ở triển lãm toàn quốc như ngày nay, mà là ở chốn
thâm nghiêm đền miếu thiêng liêng, từ thời phong kiến. Phù điêu diễn tả đám
thiếu nữ tắm ở ao sen cạn, để lộ thân hình tắm truồng, cùng tắm và tóe nước
đùa giỡn hồn nhiên. Cũng nhưtranh khắc gỗ Đông Hồ, với bức “Đánh ghen” tác giả
dân gian diễn tả đức ông chồng một tay đưa ra chống đỡ cho cô bồ trước cơn
ghen dữ dội của mụ vợ đang đưa cái kéo ra quyết xởn tóc đối phương. Còn tay
kia của đức ông chồng thì choàng qua vai người tình và sờ vào bộ ngực trần
của cô ta. Hay ở bức “Hứng dừa” (theo một dị bản trong tranh diễn tả năm nhân vật,
chứ không phải bốn nhân vật như ta thường thấy). Hai người trèo lên hái dừa,
còn lại phía dưới là ba người. Bên phải tranh, diễn tả một anh chàng xoè quạt
che một bên tai, thân người chồm tới rõ ràng là để nghe ngóng điều gì. Còn bên
trái tranh, diễn tả một thị mẹt tốc váy lên hứng buồng dừa sắp rơi xuống. Và một
mụ nữa đưa hai tay lên đón lấy buồng dừa kia, trong khi chiếc váy của mụ ta đã
tuột đến tận bàn chân. Từ xa xưa, thời phong kiến dân ta cũng chẳng xa lạ gì đề tài này, nhưng
chỉ là cái mỉm cười chế diễu và với biết bao nụ cười vô tư, thoải mái của tầng
lớp bình dân. Ở tranh dân gian Hàng Trống, đối tượng của nó là thị dân, vốn
gần kề với tầng lớp chính thống, cho nên tranh phải mượt mà, thanh cao đáp ứng
thị hiếu người thưởng ngoạn dạng trí thức cung đình, nên không thể tìm
thấy đề tài khỏa thân như ở tranh dân gian Đông Hồ. Hơn ai hết, nữ thi sĩ Hồ
Xuân Hương đã vạch mặt thẳng thừng vào bộ mặt đạo đức giả đó. Cái họ thèm thuồng,
say mê mà mà vẫn chê bai là đê tiện:
..Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt Đi thì cũng dở ở không xong.Nhưng đề tài tranhkhỏa thân thật sự cuốn hút các họa sĩ khi trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời, sinh viên mỹ thuật chuyển hướng ngay theo cách nhìn của nền văn hóa Tây phương, với cách diễn đạt tinh tế, chân phương hơn. Ở nền văn hóa Hy – La trước Công nguyên người ta quý trọng vẻ đẹp thể chất, ý niệm một tinh thần sáng suốt, một cơ thể khoẻ mạnh. Vì vậy, hình tượng thần linh thường nửa khỏa thân hoặc khỏa thân hoàn toàn để ca ngợi vẻ đẹp cơ thể. Như tượng tròn “Đôpiphorơ” của Pôlycơletơ hay tượng tròn “Apôxiômenơ” của Lyxipơ v.v…Không phải ngẫu nhiên mà cuộc thi thể thao đầu tiên trên thế giới đã diễn ra ở Ô-lim-pia, trên bán đảo Pêlôpôn. Và hình tượng Vệ Nữ đã tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp nhất của nền điêu khắc Hy Lạp cổ đại. Tác phẩm tượng Vệ Nữ (Mi Lô) là một trong những chuẩn mực của đời sống tinh thần, trong buổi bình minh của lịch sử. Từ đôi vai khẻo mạnh và bộ ngực chắc nịch trinh trắng, cái cổ quay đi…là cái hoàn thiện toàn mỹ. Thời kỳ Phục hưng, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp gợi cảm về 2 hình mẫu khoả thân Adam và Eva trên vòm thánh đường Sistine ở Vatican. người vẽ chúng chính là hoạ sĩ Michelangelo (1475-1564). Giai đoạn này, Botticelli đã vẽ bức tranh Sự ra đời của thần Vệ Nữ, một bứctranh khoảthân đã lột tả hoàn toàn những vẻ đẹp tinh khiết nhất, toàn mỹ nhất của Thần Vệ Nữ, đặc biệt vẽ theo cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp. Những tác phẩm nêu trên đã chứng thực một thời kỳ vàng son của mỹ thuật thế giới. Vậy là đã hơn 100 năm kể từ ngày hoạ sĩ Cézanne tổ chức phòng tranh mùa thu tại Paris , trong đó có bức tranh khoả thân "Thiếu nữ đang tắm" gây sự chú ý đặc biệt đối với giới nghệ sĩ và công luận. Bức tranh đó chính thức mở ra một xu hướng mới trong nghệ thuật vẽ tranh khoả thân hiện đại. Cùng với ông, hoạ sĩ thiên tài Picasso với bức tranh Những cô gái vùng Avignon đã thực sự gây chấn động giới mỹ thuật. Để rồi từ đó, giới nghệ thuật đã lấy mốc năm 1907 làm năm khởi đầu của nghệ thuật Nude (khỏa thân).
..Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt Đi thì cũng dở ở không xong.Nhưng đề tài tranhkhỏa thân thật sự cuốn hút các họa sĩ khi trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời, sinh viên mỹ thuật chuyển hướng ngay theo cách nhìn của nền văn hóa Tây phương, với cách diễn đạt tinh tế, chân phương hơn. Ở nền văn hóa Hy – La trước Công nguyên người ta quý trọng vẻ đẹp thể chất, ý niệm một tinh thần sáng suốt, một cơ thể khoẻ mạnh. Vì vậy, hình tượng thần linh thường nửa khỏa thân hoặc khỏa thân hoàn toàn để ca ngợi vẻ đẹp cơ thể. Như tượng tròn “Đôpiphorơ” của Pôlycơletơ hay tượng tròn “Apôxiômenơ” của Lyxipơ v.v…Không phải ngẫu nhiên mà cuộc thi thể thao đầu tiên trên thế giới đã diễn ra ở Ô-lim-pia, trên bán đảo Pêlôpôn. Và hình tượng Vệ Nữ đã tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp nhất của nền điêu khắc Hy Lạp cổ đại. Tác phẩm tượng Vệ Nữ (Mi Lô) là một trong những chuẩn mực của đời sống tinh thần, trong buổi bình minh của lịch sử. Từ đôi vai khẻo mạnh và bộ ngực chắc nịch trinh trắng, cái cổ quay đi…là cái hoàn thiện toàn mỹ. Thời kỳ Phục hưng, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp gợi cảm về 2 hình mẫu khoả thân Adam và Eva trên vòm thánh đường Sistine ở Vatican. người vẽ chúng chính là hoạ sĩ Michelangelo (1475-1564). Giai đoạn này, Botticelli đã vẽ bức tranh Sự ra đời của thần Vệ Nữ, một bứctranh khoảthân đã lột tả hoàn toàn những vẻ đẹp tinh khiết nhất, toàn mỹ nhất của Thần Vệ Nữ, đặc biệt vẽ theo cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp. Những tác phẩm nêu trên đã chứng thực một thời kỳ vàng son của mỹ thuật thế giới. Vậy là đã hơn 100 năm kể từ ngày hoạ sĩ Cézanne tổ chức phòng tranh mùa thu tại Paris , trong đó có bức tranh khoả thân "Thiếu nữ đang tắm" gây sự chú ý đặc biệt đối với giới nghệ sĩ và công luận. Bức tranh đó chính thức mở ra một xu hướng mới trong nghệ thuật vẽ tranh khoả thân hiện đại. Cùng với ông, hoạ sĩ thiên tài Picasso với bức tranh Những cô gái vùng Avignon đã thực sự gây chấn động giới mỹ thuật. Để rồi từ đó, giới nghệ thuật đã lấy mốc năm 1907 làm năm khởi đầu của nghệ thuật Nude (khỏa thân).
XEM TIẾP (CLICK)
Phụ nữ thời Phục Hưng thường có thân hình cân đối nhưng có phần hơi đẫy đà, đó có vẻ như là chuẩn mực về cái đẹp thời bấy giờ. Tuy nhiên, theo thời gian, chuẩn mực về cái đẹp của phụ nữ trong thế kỉ 21 đã rất khác, và điều đó khiến họa sĩ Giordano nảy ra ý tưởng "nắn gọt" hình tượng nữ trong các bức họa khỏa thân nổi tiếng thời Phục Hưng.Phần mông, eo, ngực, đùi của Thần Vệ nữ Venus trong bức tranh Birth of Venusđã được sửa chữa để phù hợp với những số đo tiêu chuẩn của hãng đồ lót nổi tiếng Victoria Secret. Đó cũng là những số đo lí tưởng mà phụ nữ ngày nay mong muốn có được. Chính vì lẽ đó, những bức họa trở nên phần nào hấp dẫn hơn đối với tiêu chuẩn cái đẹp thế kỉ 21.
Những bức tranh của danh họa Titian, Francesco Hayez, J.A.D. Ingres và nhiều người khác đã được Giordano lựa chọn để thay đổi kích thước cho phù hợp với vẻ đẹp ngày nay. Ngoài ra, phần ngực của những hình mẫu cũng được nâng lên trong khi phần hông được chỉnh sửa cho nhỏ hơn.
Dù hợp với cái nhìn của con người thế kỉ 21, nhưng việc sửa các bức họa đã khiến những người yêu nghệ thuật thời Phục Hưng phản đối. Họ gọi những bức họa được sửa chữa là “khủng khiếp” và bản gốc cần được tôn trọng.
Dưới đây là những bức họa nổi tiếng thời Phục Hưng được sửa chữa lại theo tiêu chuẩn nét đẹp của thế kỉ 21.
Bức họa nguyên bản Venere di Urbino của họa sĩ thời phục hưng Tiziano.
Và đây là bản sửa do Anna Utopia Giordano thực hiện với những tiêu chuẩn nét đẹp
thời hiện đại.
Bức họa nguyên bản The Sleeping Venus (Thần Vệ Nữ đang ngủ) của danh họa
Gentilischi.
Bản chỉnh sửa của Giordano.
Bức họa nguyên bản Venus và Cupid của danh họa Diego Velazquez vẽ năm 1648.
Tác phẩm Venus và Cupid sau khi đã được chỉnh sửa.
Bức ảnh Venus chơi đùa cùng hai chú bồ câu trắng của Francesco Hayez (trái) và bản
sửa (phải).
Bức hình nguyên bản của danh họa Agnolo Bronzino vẽ năm 1545 (trái) và bản sửa
(phải).
TRANH KHỎA THÂN NGHỆ THUẬT Á ĐÔNG
Một bức hình khác của danh họa Sandro Botticelli vẽ thần vệ nữ Venus.
TRANH KHỎA THÂN NGHỆ THUẬT Á ĐÔNG
Tranh khỏa thân sống động như ảnh chụp
– Hoạ sĩ người Anh Robin Eley chỉ dùng những cây cọ vẽ đơn giản để tạo nên những tác phẩm tranh sắc nét, sống động, như thật. Hầu hết tranh vẽ của Robin đều lấy đề tài... khỏa thân.
Sinh ra ở Anh, lớn lên ở Úc và học tập tại Mỹ, Robin Eley là người nghệ sĩ mang trong mình những đặc trưng văn hoá của cả ba lục địa. anh nổi tiếng với những bức tranh “siêu thực” của mình, đa số các “mẫu” của anh đều được khắc hoạ trong trạng thái khoả thân, quấn quanh mình mảnh vải nhựa trong suốt. Trên bức sơn dầu cỡ lớn, những chi tiết dù nhỏ nhất trên cơ thể “mẫu” cũng được khắc hoạ tỉ mỉ nhưng dưới góc độ mờ ảo hơn bình thường bởi lớp vải nhựa trong suốt che phủ.
“Được truyền cảm hứng từ hội hoạ Phục hưng, tôi luôn muốn kết hợp giữa xu hướng cổ điển và hiện đại. Những tác phẩm tranh tôn lên vẻ đẹp của cơ thể con người gần đây đã giảm dần về số lượng và tôi tự hỏi mỹ thuật hiện đại có còn tha thiết với vẻ đẹp hoàn mỹ của cơ thể con người nữa không. Dù tôi luôn cố gắng khắc hoạ “mẫu” một cách chân thực nhất có thể, nhưng nội dung hoàn cảnh mà “mẫu” xuất hiện trong đó thì hoàn toàn mờ ảo và bị xoá nhoà. Những chỉ dẫn về không gian, thời gian trong tranh của tôi gần như không tồn tại”, Robin Eley chia sẻ.
Những tác phẩm tranh ấn tượng của Robin Eley:
Rất tự hào vì mình là phái đẹp
Trả lờiXóa