Links - Liên kết dến các trang Website. Blogspot, fb, chuyên trang thơ THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN

9 tháng 9, 2010

ĐOÀN TÀU CHƯA TỚI ĐÍCH


 
 ĐOÀN TÀU CHƯA TỚI ĐÍCH    
 
Trong khoang, hai chiếc giường tầng trên vẫn chưa thấy ai, tàu hụ còi chuyển bánh, người đàn ông ngồi ở giường dưới gật gù
- Có thế chứ, xem chừng thời nay khởi hành đúng giờ đấy!
đối diện ông là một người trung niên, trông dáng vẻ, phong cách thì đó là một người lính - viên sỹ quan, anh ta khá hoạt bát và xởi lởi:
- Thưa bác, hình như trông bác thấy quen quen
- Có thể chú nói đúng
- Bác là…
- Ồ, cứ gọi ta là ông già khó tính, như nhiều đứa vẫn gọi.
- Bác thật vui tính, Bác đi đâu ạ
- Đến ga cuối cùng, con cái cứ bảo sao lần này cha chúng lại thích đi tàu…, thú thực lâu lâu ta muốn ngắm nhân tình thế thái, chứ ngồi trên trời hoài thì e ta không còn là ta nữa
Đoàn tàu vừa chạy được chừng 3 cây số thì dừng lại trong một ga xép, chờ tránh tàu khác, ông già mỉm cười với chính mình:
- Thì ra khởi hành đúng giờ là để lấy giờ, cũng như dân kinh doanh buôn bán khai trương làm ăn cũng đều chọn ngày tốt giờ vượng cả, phải không chú.
Ông hơi cúi xuống, đưa hai con mắt ra khỏi cặp kính để nhìn một cảnh tượng ì xèo nhốn nháo, xanh xanh đỏ đỏ ở một nơi nào đó cuối tầm nhìn, rồi lẩm bẩm:
- Công trình này chắc khá đây!
Người lính nhìn theo hướng ông già trông, tỏ vẻ không hiểu, hỏi lại:
- Bác nói khá là sao ạ?
- Khá về quy mô, về vốn đầu tư, về lợi lộc… chú cứ nhìn nét mặt hớn hở, điệu bộ lăng xăng, trống cờ inh ỏi,… nói đúng là chỉ cần nhìn cái băng động thổ kia thì biết, có cả chuyện tiếu lâm về cái băng khai trương, khánh thành, chú đã nghe chưa:
- Công trình nhỏ, không quan trọng, băng dài hai mét rộng bốn mươi phân, hai người cắt; công trình vừa, băng dài bốn mét, 4 người cắt… Công trình trọng điểm, băng rộng dài cả chục mét thì một dãy người đứng hàng ngang, đủ mặt đại diện, xanh đỏ, nhỏ to… người nào người nấy dùng kéo đại hì hục cắt liên tục một lúc lâu mới hết… Mà chưa hết, những công trình chiến lược cực kì quan trọng thì người ta đang kháo nhau là sẽ có quy định rõ ràng trong tương lai sẽ sắm máy tối tân chuyên dùng cắt băng khai trương, khánh thành.., ngoài ra còn tổ chức múa lân sư rồng, hát dân ca hò vè… để khỏi sao lãng bản sắc xứ sở…
Một đoàn tàu ngược bắc, chạy vèo qua như một mũi tên, có vẻ vội vã vì đến muộn giờ, dưới ga còi thổi báo hiệu cho cuộc hành trình xuôi về nam chan hòa ánh nắng chính thức bắt đầu.

XEM TIẾP (Hết Toàn Bộ Tác Phẩm) 


 
Nhà tàu nhắc nhở hành khách kéo lớp cửa sổ làm bằng lưới thép (lớp làm thêm chỉ có ở xứ ta) nhiều người lục tục làm theo, có vài hành khách hay tự ái không dấu nổi bực mình vì ngồi trong toa mà cứ như đang ngồi trong lồng cũi bên châu Phi chở thú dữ vậy, không biết là sợ đất đá ngoài ném vào hay sợ trong xổng ra..!
Ông già khó tình lắc đầu tỏ ý lấy làm tiếc:
- Chỉ nhòm cái cách người ta hành động cụ thể đủ thấy lối tư duy và tầm mức của cái đầu, chú xem có nơi nào trên thế giới làm như thế này nữa không, hay đây là phát minh sáng kiến của xứ ta… Trong khi ở những nơi văn minh, ý thức cộng đồng cao một mặt họ trang bị tiện nghi hướng tới thiện mỹ, mặt khác nâng cao dân trí tạo nếp sống văn hóa ứng xử trước hết với dân cư hai bên đường, mà đối tượng nhằm vào là trẻ chăn gia súc.., giao trách nhiệm cho người đứng đầu từng địa phương có đường đi qua, nơi nào để xảy ra chuyện thiếu văn hóa hay mang tính phá hoại thì xử lí thật nghiêm khắc, người đứng đầu địa phương ấy phải bị phế truất… Tiếc là ở ta thì ngược lại, phản ứng tiêu cực theo hướng bất hợp tác, mạnh ai nấy làm, của ai nấy giữ, thân ai nấy lo…kiểu lo tự hạ thấp mình, co lại chui vào rọ, riết rồi.. chú thấy là đoàn tàu chở khách, dưới con mắt người ngoài họ cứ tưởng là xe chở thú vật. Tôi tiếc là tiếc cho những cái đầu của người có quyền hành mà lối tư duy thiếu chữ thì sản phẩm sau đó phản ánh trung thực hệ qủa mệnh đề ấy, phải không chú.
 
Thấy có giường trống, nhà tàu dắt lại một một chàng trai đeo cái xắc nhỏ, bảo anh ta lên đó mà nằm. Chàng trai trẻ chừng là một sinh viên, trông mặt có giáo dục, anh ta chào hỏi lễ phép rồi chưa lên giường ngay mà ngồi xuống bên ông già khó tính. Ông già có vẻ cũng hơi oải sau một độ đường, ông từ từ nằm xuống ngả lưng, mắt lim dim ngẫm ngợi. Chàng thanh niên có cơ hội ngồi bên cửa sổ, say sưa ngắm phong cảnh trời mây bàng bạc u buồn trôi về phía sau đoàn tàu, qua một ga, một ga nữa, chàng trai nghêu ngao hát theo điệu nhạc quen thuộc của một bài ca:
“Một đoàn tàu biết mấy sân ga… xin em, xin em xem anh như một.. đống nhỏ… dọc đường…”
- Bị nàng lơ hả, anh bạn trẻ
- Tình mà chú
- Tình sao?
- Tình yêu là một cuộc rượt đuổi mà ai cũng thấy mình là kẻ chạy sau
- Gớm nhỉ, mà có chắc thế không?
- Theo chú?
- Tình yêu à, người lính thủng thẳng nói, vụ này thì rắc rối đấy, có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng theo tớ trước hết phải là sự đam mê, còn đàng sau là những gì nữa thì tớ không rõ vì mắt tớ đâu có nhìn được qua đêm tối.
- Chú là sư phụ của cháu rồi.
- Lính mà, thế anh bạn hiểu gì về hôn nhân nào?
- Đoạn đó thì tiểu sinh lại càng mù tịt, xin sư phụ giảng giải.
Default- Hôn nhân là sự công nhận muộn mằn của tình yêu, hôn nhân là cột mốc cuối cùng của đoạn sáng sủa bắt đầu đến đoạn tối tăm của đường đời, hôn nhân là kết thúc một thời kì phỉnh nịnh tâng bốc nhau để bước vào thời kì khiêu khích và ẩu đả lẫn nhau.. hôn nhân là tiếng còi báo cho hai đấu sỹ biết hiệp đấu quyết liệt nhất dai dẳng nhất lịch sử đã bắt đầu…
- Xin bái phục sư phụ, tiểu sinh chưa tiêu hóa kịp, còn gì nữa không ạ?
- Chưa hết đâu, hôn nhân là một cái bẫy mà mỗi lần sập lại tóm được những hai… con nhộng!
- Wow, bái phục bái phục, xin nhận của tiểu sinh một lễ
- Ồ không cần đâu, vì đấy là nói cho vui, chứ nghiêm túc ra thì: DefaultHÔN NHÂN LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH QUA BIỂN ĐỜI, NHƯ MỘT CON THUYỀN CHÒNG CHÀNH BƠI TỪ TÌNH ĐẾN NGHĨA.
  
Đoàn tàu giảm tốc độ rồi dừng lại trong một ga vắng hoe tàn tạ, người lính chợt hỏi:
- Anh bạn trẻ có biết ga này là ga gì không?
- Không ạ
- Đây là ga bánh chưng đất, hồi trước sầm uất lắm, nhộn nhịp người mua kẻ bán, nhưng vì làm ăn lừa đảo bất tín, gói bánh chưng ruột bằng đất, hành khách chỉ vấp một vài lần rồi họ kháo nhau cạch mặt, kết quả là thế đấy!
Thật là một bài học lớn đấy chú nhỉ, suy rộng ra thì nó quá lớn, quá thấm thía…
 
Con tàu tiếp tục hành trình, chạy một mạch đến nhá nhem tối, đang lao vùn vụt bỗng nó phanh kít rồi đứng khựng lại sau khi va chạm vào cái gì đó. Thì ra một chiếc xe hơi mới cáu, chủ là một người bụng chưa phệ vì mới được bổ nhiệm, người trợ lí cũng mới được cất nhắc khi ông kia nhận chức, cả hai đã chết, chiếc xe móp méo bẹp nhép, lăn kềnh dưới rãnh.
Vì xe quá mới, quá hiện đại, người lái chưa quen điều khiển nên đã lúng túng khi nghe Xếp bảo tranh thủ vượt đường trước khi tàu đến. Đường ngang nhỏ không có ba-ri-e đất gồ ghề nhấp nhô, để số cao xe bò lên giữa đường tàu thì bất ngờ ì ra và giây phút định mệnh đã đến, người lái xe không chết nhưng thân thể đầy thương tích bầm dập. Chỉ có một người khá nguyên vẹn đến không ngờ, đó là một cô gái trẻ đẹp, chừng là bồ nhí mới sắm của cái ông mới được thăng quan.
Ông già khó tính nãy giờ dỏng nghe đuôi đầu rồi buông một câu:
Âu đó cũng là một cách sắp đặt của tạo hóa, lũ sâu dân mọt nước cỡ choai choai giờ quá nhiều, chúng nó thi nhau đập phá hưởng thụ vung vãi không biết mệt… khi tỉnh ra một chút, chèo kéo vay mượn được vài mớ tiền của người thì cứ làm như của chính mình rồi bu lại ăn cắp, rút ruột… hoặc bán được vài mớ tôm cá, mấy bao nông sản… thì chỉ lo đổi lấy những đồ xa xỉ để chúng leo lên tận cùng của sự xa hoa… trong khi, chính những người trước đây đã từng hy sinh xương máu dành lấy núi sông ruộng đồng để nay trên mảnh đất đó trồng ra hạt lúa hai sương một nắng thì họ vẫn thế, mức sống chẳng khác bao nhiêu. Khi xứ người vượt lên 10 phần thì không ai ngồi kể công lao.., thì ở ta chỉ nhích được một vài phân mà chúng nó lại tuôn ra rả rằng với vô vàn khó khăn khách quan mà đạt được những thành tựu vô cùng lớn lao… và rằng nhờ chúng sáng suốt mới được vậy. Trong khi xứ người đất rộng dân đông gấp mấy chục lần mà chỉ chia ra có ba chục tỉnh thành, một tỉnh của họ gấp hàng chục lần những quốc gia nhỏ về diện tích, dân số và mọi phương diện khác… Nói như vậy để thấy để thấy ngay rằng nếu ở họ chỉ có một người đứng đầu cầm cương thì xứ ta có đến hàng trăm kẻ lo lèo lái, lo chỉ đạo, quản lí, hướng dẫn mọi người (mà trước hết là chính trong số hàng trăm ấy) chạy quanh trong bị.
Chàng sinh viên nghe ông già nói, miệng mấp máy mắt  sáng rực, chừng như muốn hỏi điều gì. Là người quá giàu kinh nghiệm khi diễn thuyết, ông già biết tác dụng của những điều vừa nói đã ngấm tới đâu, ông chỉ tay vào chàng trai:
Anh bạn trẻ muốn hỏi gì nào, cứ tự nhiên
- Thưa bác, bác đang đề cập đến mảng đề tài mà bọn cháu đang rất quan tâm, cháu muốn biết con số cụ thể ngân sách chi cho bộ máy hành chính là bao nhiêu không ạ?
- Đều đều gần hai tỷ mỹ kim đấy anh bạn tò mò ạ, cứ đà bùng nổ quan choai, quan nhỡ thế này thì còn khổ cho người lương thiện, đừng thấy có nhích lên chút ít mà vội hớn hở. Một lần tình cờ tôi chứng kiến chính chúng nó oang oang với nhau rằng chúng nó sướng hơn vua hồi trước: “Vua chỉ loanh quanh với mấy em cung nữ phi tần… thấm tháp gì”
Còn hôn quân thì dân tình còn khổ, bánh xe lịch sử thì vẫn quay nhưng đất nước thì không tiến kịp với đà chung, rút cuộc thì vẫn tụt lại.. vua bị miệng đời nguyền rủa, nhưng dù triều đại có bị lật đổ thì quan tham thì vẫn đầy. chính chúng nó nói chúng là lực lượng trường tồn bất diệt. Có thằng còn tỏ ý chưa thỏa mãn, tiếp tục oang oang: “Nhưng mà đoạn đàn bà của vua thì công khai còn chúng thì phải lén lút dấm dúi, các em khi gặp vua thì tắm táp ngâm tẩm hương hoa thơm tho kĩ lưỡng, còn bây giờ vua mới quá nhiều nên chính các vua phải xếp tài chờ lượt, các em nức tiếng thì chẳng còn thời gian dội rửa gì ráo.., may mà thời nay nghĩ ra được cái bình xịt nước thơm cho các em xài giữa các lần vào tua mới…”
Ông già nhếch mép cười chua chát:
Nhưng thôi, đây chưa phải là mảng vấn đề mà tuổi trẻ phải quá lưu tâm, tuổi trẻ là ước mơ là hy vọng là sáng tạo và tình yêu… Thấy các bạn, nãy nói về tình yêu, tôi chỉ muốn đơn cử quan hệ giữa cô gái và cái ông vừa chết kia là quan hệ của bản năng sinh tồn và thói tham lam ích kỉ, có thể ông ta đam mê cô ta lắm chứ nhưng là phía nhực dục mà thôi, đó là biểu hiện của sự tàn mạt..
- Dù sao trước sự ra đi của hai sinh linh, hai con người, chúng ta cũng nên dành một phút gọi là chút tình nhân thế và chia buồn cùng gia quyến họ.
 
Các việc liên quan đến vụ tai nạn tạm giải quyết xong, đoàn tàu không thể dừng lại lâu hơn, tiếp tục chuyển bánh, từ trên toa mọi người ngó xuống thấy hai cái xác được đắp chiếu, đêm buông trùm từ bao giờ.. Vài người khẽ thốt lên vô thức:
- Thế là hết, công danh lợi lộc tiền bạc và những toan tính trần tục đã kết thúc.., cuộc đời là kiếp phù du.
Đoàn tàu chạy cướp đường như để bù lại khoảng thời gian chậm trễ, mọi người thiu thỉu ngủ, chỉ có ông già còn trăn trở, hình như ông vẫn thức, chắc tuổi già thường ít ngủ. Gần nửa đêm, tàu đỗ lại một sân ga lớn thuộc miền Trung, nhiều người lên xuống, chạy đi chạy lại tất tả, trời oi oi khó chịu. xứ sở này được mệnh danh là: Nơi thử thách và rèn luyện con người chứ không phải nơi để sống và mưu cầu hạnh phúc.


Một thanh niên đi tiễn người nhà, vác cái thùng giấy nặng đi dọc toa ngó nghiêng rồi đặt vào khoang ông già, cảm phiền ông đứng lên một phút để anh ta cho cái thùng giấy vào (gầm giường được thiết kế thành cái thùng đựng hành lí), ông già khó tính tỏ ý không được thoải mái vì bị khuấy động:
- Anh bạn ở toa nào thì để hành lí ở đó chứ, gầm giường tôi là của tôi mà
Một phụ nữ trung tuổi, chững chạc, từng trải cũng vừa bước lên, nhã nhặn nói:
- Thưa bác, hai giường trên đầu bác là chúng tôi đặt chỗ từ ga xuất phát, bác cho cháu nó để vào cho gọn, đồ nặng để lên trên cao không tiện.. Còn nếu bác nói gầm giường bác là của bác thì gầm giường tôi là của tôi, sợ rằng khi tôi treo toòng teng hành lí của tôi trên đầu bác lại khổ bác đấy.
Ba người trong khoang chợt nhận ra tầm mức của người nói ra câu ấy, người lính nhanh nhảu cười thân thiện:
- Xin chào người đồng hành mới, chị ở khoang này thật hợp với những câu chuyện mà chúng tôi đang đề cập. Vừa nói, viên sỹ quan vừa giúp thu xếp hành lí từ dưới sân ga tiếp tục chuyển lên.
Ông già khó tính chợt nhận ra sự sắc sảo và nhanh nhạy của lớp kế cận, ông cũng mỉm cười, hình như ông vui.
Tầu sắp chạy, chồng chị phụ nữ tạm biệt những người đi tiễn rồi bước lên toa, vào khoang bắt tay chào ông già và người lính, lúc này họ mới nhận ra không thấy chàng sinh viên đâu, ông già thắc mắc:
- Sao khoang mình 4 giường lại có những 5 người nhỉ, anh chị không nhầm chỗ chứ?
- Chúng tôi có việc phải ghé về quê nội, sợ không có vé nằm nên hôm nọ đã phải mua từ ga gốc.
- À thế thì chàng trai nọ không có vé, hèn gì hồi chiều cậu phải trả tiền bữa ăn
Người lính thò đầu ra nhìn dọc lối đi, thấy chàng trai trẻ đứng bên cửa sổ cuối toa, anh vẫy tay ngoắc lại
Thì ra chàng sinh viên vội đi cho kịp học, nhảy đại lên tàu, sau khi thương lượng với ngưới gác toa, trả tiền trực tiếp rồi chỗ nào trống thì tận dụng, không thì đứng cuối toa, chỗ toilet…
- Rõ khổ, thôi chừng nào họ không xếp được thì ngồi tạm đây, còn rộng mà.
- Ở cái xứ này quanh cái toilet cũng kiếm được ăn!
- Ồ, chính xác là người xứ ta có thể kiếm được tiền quanh cái toilet trên khắp thế giới đấy ạ, nếu bác và anh không buồn ngủ thì tôi xin kể một câu chuyện trong pho truyện người Do thái phương đông, chuyện có liên quan đến những chuyến tàu và những cái toilet Người đàn ông mới lên, chừng như là một nhà giáo, nhà văn hay cũng có thể là một nhà doanh nghiệp.. ông ta đeo một cặp kính đắt tiền, hàng ria kiến khá ấn tượng và đầy cá tính. Ông bắt đầu câu chuyện:
Tại một câu lạc bộ gần một kí túc xá sinh viên ở nước nọ có rất nhiều lưu học sinh các nước theo học, trong đó có sinh viên (SV) Nhật bản và dĩ nhiên có cả SV xứ ta.
Hôm ấy là thứ 7, bốn SV Nhật đang cao giọng với đám bạn:
Này các vị, người Do thái vốn nổi tiếng thế giới là tộc người thông minh nhất thế giới, nhưng đó là xưa rồi, ngày nay người Nhật bản mới là dân tộc đứng đầu thế giới, người Nhật luôn đi trước về mọi lĩnh vực, phải thế không các vị
Vài người ngồi cạnh tỏ ý tán đồng, gật gù, nhưng từ phía góc trong một đám SV ta đủng đỉnh bước ra, khoan thai nói:
Không có chúng tôi đây thì các vị muốn nói gì thì nói, không có dân tộc chúng tôi thì đúng là Nhật bản là thông minh nhất, nhưng rất tiếc cho người Nhật, chúng tôi mới là tộc người thông minh nhất thế giới, người Do thái phương đông. (tự vỗ tay)
Mọi người bu lại, đám Nhật bản cao giọng kể ra hàng loạt những thành tựu về công nghệ, kĩ thuật cao…vv., thì SV ta cũng cao giọng không kém về chuyện đánh đấm làm cả thế giới phải kiêng dè, những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mỹ và chính cả Nhật cũng phải rút chạy…
Thấy không bên nào chịu nhường, mọi người nhất trí không dẫn dụ xa xôi mà yêu cầu chính 2 nhóm SV đại diện cho dân tộc mình chứng minh bằng thực tế ngay trước mắt mọi người là thuyết phục nhất. Phe ta tự tin, nhìn mọi người, nhún vai tó ý: “Ok chuyện nhỏ, rồi các vị sẽ thấy”
DefaultỞ bên Tây thường cứ chiều cuối tuần người ta ra ngoại ô picnic, cắm trại, chơi thể thao.. nghỉ ngày chủ nhật, có riêng những chuyến tàu đường ngắn cho nhu cầu này. Hôm ấy, tình cờ 7 SV ta đi cùng toa với 4 SV nhật bản. sau khi hello, bonjour… cả bọn vui vẻ ngồi xuống, bỗng quân ta hỏi:
- Thế các vị đi mấy vé?
- 4 người thì 4 ve chứ sao?
- Xùy, thế thì có gì mà nói là hơn người
Phe ta phẩy mũi, đắc ý nói rành rọt:
- Chúng tôi 7 người chỉ đi có 1 vé thôi
Đám nhật được một bữa đầy tai về những lời rao giảng: nào là tiết kiệm khi đất nước còn nghèo, nào là tích lũy tư bản làm hành trang đi vào tương lai…, 6 vé nhân theo thời gian là biết bao bàn ủi, nồi áp suất, đồ điện…vv.. và..vv
- Cái chính là; điều người khác không nghĩ tới, không làm được thì chúng tôi làm được, đó là sự khác biệt. hehehe…
Trông nét mặt và điệu bộ hả hê hớn hở của quân ta, đám Nhật bản tỏ ra khó chịu và tò mò muốn xem việc trốn vé ra sao
Người soát vé thò đầu vào trong khoang hỏi:
Ga vừa rồi có vị nào mới lên phải không, cho xem vé.
Người đàn ông đang mải kể chuyện ta đi tàu bên tây bỗng dừng lại, vỗ vỗ tay vào túi này túi kia rồi đưa mắt nhìn vợ mình “à đây” ông đưa 2 chiếc vé cho nhà tàu rồi kể tiếp:
Bên ấy cũng thế, khi tàu chạy ổn định thì người ta đi một lượt từ đầu tới cuối, chỉ khác một chút là trong tay họ cầm cái bấm lỗ, như cái dập gim để bấm vào những vé đã kiểm một cái lỗ.
Khi người soát vé nọ đến gần tốp SV ta, thì cả bọn từ từ đứng dậy đi về phía cuối toa, nơi có cái toilett đang chờ sẵn
Người đàn ông dừng lại một chút rồi tiếp tục:,
Cửa toilet bên đó người ta khoét một cái lỗ tròn vừa đủ một bàn tay thò ra, nhân viên kiểm vé nào đi qua mà cẩn thận thì gõ vào cửa xem bên trong có ai thì bấm nốt.
 
Đêm mênh mông, trong các khoang khác mọi người thiu thiu, gà gật, chỉ vài bạn đường già giở cờ ra đập lách cách. Đoàn tàu đang lao vun vút bỗng phanh kít rồi dừng lại, chắc tránh nhau. Tiếng í ới mời gọi của những người dân quanh vùng đem trái cây vườn nhà ra bán cho khách. Vùng này không có trục đường bộ đi qua nên mọi giao dịch buôn bán đều nhờ vào đường sắt, nhờ những con tàu. Nơi đây nổi tiếng bưởi ngon nên dưới ga chỉ thấy toàn bưởi là bưởi, người bán rao hàng bằng giọng trọ trẹ nằng nặng thật chân quê, họ mời khách ăn thử, không ngon không lấy tiền, “ngon thiệt..” khách kháo nhau
Nhiều người lục tục mua vài quả kiểm chứng thấy ngon liền mua thêm dăm bảy quả, chục quả được xâu thành từng xâu cho dễ xách mang. Tàu chuyển bánh, giá chỉ còn lại 2 phần nên nhiều người mua với thêm mấy xâu. Ông già nói hãy ăn thử thứ trong xâu tôi dám chắc không ngon như lúc nãy đâu. Vài người ngờ ngợ lấy ăn, vừa cho vào mồm đã nhè ra nhăn mặt:
- Quân lừa đảo, buôn bàn thế này thì có mà dẹp sớm’
Chàng trai trẻ lấy làm tiếc khẽ nói với người lính:
- Chắc sau này lại đổi tên ga thành “ga bưởi đất” chú nhỉ! Chả nhẽ đất nước mình những chuyện như thế là chuyên phổ biến sao chú?
Cậu ta ngoảnh nhìn ông già khó tính rồi nhìn người đàn ông đang kể dở câu chuyện lúc nãy:
- Đúng là người xứ ta đi đâu cũng không lẫn phải không chú! Chú kể tiếp chuyện đi chú, chàu là người cùng dòng tộc, tuy thấy xót xa nhưng thật thú vị và bổ ích.
Người phụ nữ đã đi nằm không lâu sau khi tàu chạy, hình như mấy ngày về quê chồng, chi không mấy được nghỉ ngơi, chị nghển cổ ra nhắc chồng:
- Anh không tranh thủ ngủ đi một tí, 2 ngày qua khách khứa suốt, với lại để cho bác và các vị cũng nghỉ, đường còn dài mà.
- Lúc nãy em không dậy xem người quê anh bán bưởi, ngủ dễ thế
- Tiền nào của nấy thôi, dân gian mà, suy cho cùng họ đã bán đúng giá với trái bưởi của họ, chỉ có các vị tưởng là mua được rẻ mà thôi.
Chàng trai trẻ chợt nhận ra ý hay của người phụ nữ:
- Nghe cô nói cháu mới thấm được một phần thôi, cô cứ xuống ăn thử một múi, cháu đảm bảo cô sẽ thấy không ngang giá
- Không cần đâu, cô nói là nói trên nguyên tắc chung, còn cụ thể giá quả bưởi sẽ bằng: giá của loại the đắng + công sức chầu chực các đoàn tàu đêm hôm nóng rét + nghệ thuật rao mời cạnh tranh cùng nghệ thuật tận dụng lòng tham con người + học phí của cái câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” mà họ là người thay mặt các cụ thu của các vị đấy.
- Cô thật chí lí, như vậy thì người mua đâu có thiệt phải không cô, còn lời nữa là khác, thậm chí người không mua như cháu cũng lời vì:“đi một ngày đàng, học một sàng khôn” rồi. nhưng cháu xin phép tỏ ý muốn được bổ sung thêm một yếu tố nữa cộng vào gia bán đó là đặc trưng xuất phát từ bản thân người bán: người xứ ta.
- Tốt, cháu là người lời nhất rồi, chàng SV à, ta thấy lớp trẻ nhanh nhạy thế ta an tâm đi ngủ đây. Còn câu chuyện người xứ mình thì chú cháu mi đừng có mà thức thâu đêm đấy.
Ông già khó tính và người lính gần như cùng muốn nói:
Không chỉ chàng trai trẻ mới muốn nghe chuyện anh đâu, chị cứ tranh thủ nghỉ, còn xin anh cho chúng tôi nghe tiếp, khoang này chẳng ai buồn ngủ cả, xin tiếp tục
Người đàn ông vỗ nhẹ lên trán mình rồi hỏi chàng trai:
- Đến đâu rồi nhỉ
- Đến chỗ người soát vé ấy chú
- À, thật đơn giản, người soát vé sau khi bấm hết trong toa, khi đi ngang toilet đã thấy một cánh tay cầm sẵn tấm vé thò ra che hết cái lỗ tròn nhỏ bé. Mà nào ai ngờ tới cái phòng toilet chật chội ấy lại có thể nhét tới 7 người bên trong. Đợi một chút cho người soát vé chắc chắn đã đi sang toa khác, quân ta mới trở lại chỗ tụi Nhật, nhún vai, tiếp tục tra tấn 8 cái lỗ tai kia bằng giọng điệu của kẻ trên cơ, kẻ vừa mở tỷ số cuộc thách đấu
Tình cờ chiều chủ nhật tuần ấy, họ lại gặp nhau trên toa, lần này tụi Nhật lên tiếng trước:
Huề nhé, hôm nay chúng tao cũng chỉ đi có 1 vé, thực tình chúng tao muốn hơn thua ở những điều lớn lao, nên chúng tao cũng không muốn chuyện hôi hám này loang ra khi tỷ số là 1/1 OK
e mọi người lại cười cho thối mũi…
- Huề là thế nào
Phe ta phẩy mũi oang oang nói: như thế là Nhật bản chỉ bằng chúng tao của hôm qua thôi, hôm nay chúng tao đã tiến xa lắm rồi, nghe cho rõ đây: hôm nay chúng tao không đi vé nào!
Lần này thì đám Nhật bản ngạc nhiên sửng sốt “ có vé thì chúng nó còn có thể xoay xở được chứ không có cái nào thì biết làm sao”
Chúng tao không tin, chúng mày thử nói xem sẽ làm thế nào
ồ không, bên các vị có cái câu “Thiên cơ bất khả lộ”, cứ chờ đấy mà xem hôm nay chúng tao ở tầm mức nào, người đáng huênh hoang phải là chúng tao
 
người đàn ông nhìn chàng SV hỏi:
theo cháu thì sẽ làm thế nào?
Cháu, cháu chưa nghĩ ra nhưng có thể… đã không lừa đảo thì chỉ còn cách trộm cướp phải không chú?
Ông già khó tính gật gù nhìn viên sỹ quan tỏ ý chờ một vài giây khẳng định:
Có thể phải kết hợp cả hai: vừa lừa đảo vừa cướp giật
Bác quả là một nhà “chiến lược gia”, người đàn ông xác nhận rồi tiếp tục câu chuyện:
Kể ra cũng đáng mặt: “Cao thủ toilet”, khi người soát vé tiến lại (lần này từ phía tụi Nhật trước), 4 vị thấy nước đến cổ rồi, không thể nán thêm được nữa, đành chui vào cái toilet cuối toa. Nước cũng nhanh chóng ngập đến mũi phe ta, họ lục tục đứng dậy lởn vởn trước người soát vé, chẳng chút vội vàng tiến lại cái toilet có tấm vé đang chìa ra chờ sẵn họ!
Phe ta chỉ còn mỗi một việc là nhấc lấy tấm vé.
Ngồi thừ ra 1 chút, rồi chàng SV dõng dạc nói:
Cháu thấy máu tự ái phừng phừng bốc lên rối đấy.
Ồ không nên thế anh bạn trẻ, hãy nhớ: chim hay tập bay là chim cánh cụt, người hay tự ái là người có cá tính mạnh nhưng năng lực yếu.

 
 Đoàn tàu vẫn mải miết chui qua màn đêm, hình như nó cũng biết được quy luật của tạo hóa: Hết đêm lại đến ngày.
 Chênh chếch phía trước về bên trái hướng tàu đi tới hiện dần ra mảng trời bàng bạc, phải chăng đêm đang tan, đang loãng dần./.
 
   Photobucket

2 nhận xét:

  1. Đích thực kẻ thông mình nhất là tác giả viết nên chuyện.

    Trả lờiXóa
  2. Đáng gờm thiệt.nể sư phụ quá trời.

    Trả lờiXóa

Nếu muốn, bạn dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]