NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM
THỰC TẾ LỊCH SỬ và TRUYỀN THUYẾT
Băn khoăn về những sự thiếu thốn, đứt khúc,
không liền mạch và nỗi đau đầu vì những khập khiễng… của lịch sử
THI
YÊN ĐÌNH NGUYÊN
TÌM VỀ CỘI NGUỒN:
CÂY CÓ CỘI, NƯỚC CÓ NGUỒN là câu tục ngữ mà người Việt Nam
nào cũng biết, nó nhắc nhở chúng ta dù đi bất cứ nơi đâu, ở bất
cứ địa vị nào trong xã hội cũng đều nhớ về gốc rễ, nguồn cội của
mình. Gốc rễ con người gồm có chủng tộc, nơi sống, xuất xứ dòng
họ, ba điều căn bản đó đã hình thành nên: DÂN TỘCCó khi nào bạn tự hỏi : Ta là ai? từ đâu tới? tại sao ta ở trên mảnh đất này?
1.Nguồn gốc NGƯỜI VIỆT
Theo sử ký TƯ MÃ THIÊN (một pho sử trong 5 thiên sử hàng đầu nhân loại cổ kim đông tây) thì ở TRUNG QUỐC có thời kỳ vùng giang nam (phía nam sông Dương tử – Trường giang) có đến 7 nước VIỆT: Tây việt (Điền việt, Sơn việt), Đông việt, Dương việt, Mân việt, Bách việt, Âu việt và lạc việt*
Người TRUNG HOA trên đất TRUNG QUỐC mọi thời đại đều phân biệt rất rõ về Họ và người VIỆT (hiện sống trên lãnh thổ TRUNG QUỐC)
Họ biết cụ thể chủng tộc dòng máu, phả hệ… thể hiện ở
tướng mạo: Gốc người HÁN to
con, thường mắt một mí, đàn bà ăn một lúc 3, 4 tô cơm, phở… còn người Việt, con gái nhỏ nhắn xinh
tươi… cổ kim mỹ nhân tiến cung phần lớn là người VIỆT, TỨ
ĐẠI MỸ NHÂN TRUNG HOA: TÂY THI, DƯƠNG QUÝ PHI, ĐIÊU THUYỀN, VƯƠNG CHIÊU QUÂN đến top
ten: 5.
Ban Chiêu, 6. Thái Diễm
7. Trác Văn Quân 8. Võ tắc
Thiên 9. Uyển Nhi 10. Ban Tiệp Dư
(*)... Hầu
hết
đều
gốc
VIỆT
Về nguồn gốc,
dân tộc Việt NamMột tài liệu rất quý cho những ai quan tâm đến nguồn gốc NGƯỜI VIỆT hiện sống trên đất VIỆT NAM là sơ đồ phả hệ của dòng họ HÙNG VƯƠNG do VTV1&2 phát trong chương trình THEO DÒNG LỊCH SỬ:
ĐẾ
MINH một người VIỆT có 5 dòng con
Dòng thứ nhất là KINH DƯƠNG
VƯƠNG có con trai là LẠC LONG QUÂNDòng thứ tư là ĐẾ LAI có con gái là ÂU CƠ
LẠC LONG QUÂN và ÂU CƠ phải lòng nhau.. tình thế bắt buộc họ cùng một số tùy tòng… nam tiến tìm đất sinh cơ lập nghiệp
Lịch sử ghi nhận họ đến vùng rừng núi Nghĩa lĩnh Phong châu (VN ngày nay) rồi sinh con đàn cháu đống…
Tuy nhiên:
Truyền thuyết khởi đầu
Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa Ngô Sĩ Liên chép: "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương"[1].
Lại chép về họ Hồng Bàng như sau: "Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, Rồi sau Đế Minh đi tuần phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quí lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam , đặt tên nước là Xích Quỉ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân."[2].
"Lĩnh Nam chích quái" thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo mẹ xuống biển, 50 người con theo cha lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương." (Hoặc nằm trong truyện Con rồng cháu tiên)
Ở đây có những mâu thuẫn không thể giải thích:
Từ các nguồn tài liệu tham khảo thì tên cúng cơm của lạc long quân
là SÙNG LÃM,
trong khi con trai SÙNG LÃM lại
là HÙNG VĂN LẲM
(tức HÙNG VƯƠNG) – Và
cha ông họ lại là ĐẾ… và hiện tại thì con
cháu HÙNG VƯƠNG
KHÔNG HỀ CÓ AI MANG HỌ: HÙNG
XEM TIẾP (CLICK)18 ĐỜI VUA HÙNG
Có thể nói bảng kê sau đây khá là chi tiết, tròn trịa ngoại trừ chuyện 18 đời VUA HÙNG thì đương nhiên phải bắt đầu từ HÙNG VƯƠNG, đàng này đời thứ nhất lại tính từ Ông nội HÙNG VƯƠNG là KINH DƯƠNG VƯƠNG
18 HIỆU VUA
|
Chi
|
18 TÊN HÚY
| Số đời | Số năm (từ à đến) |
1. KINH DƯƠNG VƯƠNG 2. LẠC LONG QUÂN |
CÀN
KHẢM
|
LỘC TỤC
SÙNG LẲM
|
-
-
| 86 - 2879/1794 269 - 2793/2525 |
3. HÙNG QUỐC VƯƠNG
(tức Hùng vương)
|
CẤN
|
HÙNG VĂN LẲM
|
-
| 282 – 2524/2253 |
4. HÙNG HOA VƯƠNG 5. HÙNG HY VƯƠNG 6. HÙNG HỒN VƯƠNG 7. HÙNG CHIÊU VƯƠNG 8. HÙNG VI VƯƠNG 9. HÙNG ĐỊNH VƯƠNG 10. HÙNG UY VƯƠNG 11. HÙNG TRINH VƯƠNG 12. HÙNG VŨ VƯƠNG 13. HÙNG VIỆT VƯƠNG 14. HÙNG ANH VƯƠNG 15. HÙNG TRIỆU VƯƠNG 15. HÙNG TẠO VƯƠNG 17. HÙNG NGHI VƯƠNG 18. HÙNG DUỆ VƯƠNG |
CHẤN
TỐN
LY
KHÔN
ĐOÀI
GIÁP
ẤT
BÍNH
ĐINH
MẬU
KỶ
CANH
TÂN
NHÂM
QUÝ
|
BỬU LONG
BẢO LONG
LONG HẦU
QUỐC LANG
VĂN LANG
QUÂN NHŨ
HỐNG LONG
ĐỨC LONG
ĐỨC HIỀN
TUẤN LANG
VIÊN LANG
CẢNH CHIÊU
ĐỨC QUÂN
BẢO QUANG
HUỆ LANG
|
-
2
5
5
3
3
4
3
5
4
3
3
3
3
4
| 342 – 2254/1918 200 - 1912/1713 80 - 1720/1632 200 – 1733/1432 80 – 1433/1332 80 – 1333/1252 90 – 1351/1162 107 – 1161/1055 86 – 1054/968 105 - 968/854 99 - 854/755 94 – 755/661 92 - 661/569 160 – 659/409 150 – 409/258 |
** 2 Cháu ruột của ĐẾ MINH là LẠC LONG QUÂN (con trai KINH DƯƠNG VƯƠNG) và ÂU CƠ (con gái ĐẾ LAI) lấy nhau đẻ ra HÙNG VƯƠNG. (Loạn luân đời 3)
** TAI SAO CHA ÔNG HÙNG VƯƠNG thì có ghi lại chuyện lấy vợ là ai, xuất thân từ đâu, dòng dõi nào, trong khi Vợ HÙNG VƯƠNG là ai, con cái thế nào thì không ai biết, tương tự vậy 15 đời vua sau (với chừng 50 vị vua) cũng không hề ai biết vợ họ là ai, con cái thế nào…???
** TẠI SAO VIỆT NAM NGÀY NAY COI HÙNG VĂN LẲM LÀ ÔNG TỔ, CHỈ TỔ CHỨC GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG, VẬY CHA HÙNG VƯƠNG LÀ LẠC LONG QUÂN THÌ SAO, ÔNG NỘI LÀ KINH DƯƠNG VƯƠNG THÌ SAO? VÀ CỐ NỘI ĐẾ MINH THÌ SAO, CHƯA NÓI LẦN NGƯỢC LÊN THỦY TỔ VIÊM ĐẾ.
LOẠI TRỪ NHỮNG CHUYỆN NGÔ NGHÊ MÔNG MUỘI là người đẻ trứng như loài vật, trẻ con 3 tuổi ăn nồi cơm cà rồi bỗng chốc lớn như thổi và dẹp hết giặc sau 1 trận đánh…(những dân tộc nào trên thế gian có những chuyện nực cười hơn thế) điều vin vào cuối cùng là vì TRUYỀN THUYẾT nên cứ vô tư truyền lại cho đời sau…
Cũng theo truyền thuyết (hoặc ai đó tự nói như thế nhưng mượn bình phong truyền thuyết rồi thêm thắt mắm muối…): Khi dân Lạc Việt còn ở vùng trung châu Bắc Việt họ đã thành lập nước đặt tên là Xích Quỷ khoảng hai ngàn năm trước công nguyên(?). Đời vua đầu tiên là họ Hồng Bàng do Kinh Dương Vương cai trị Vua Kinh Dương Vương lấy bà Long Nữ con gái Thần Long vua Hồ Động Đình sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm sau nối ngôi cha lấy hiệu là Lạc long Quân đặt tên nước là Văn Lang, (niên hiệu đời vua Hùng Vương thứ nhất) – Thực ra thì để đủ số 18 đời VUA HÙNG thì người ta tính KINH DƯƠNG VƯƠNG Là ĐỜI THỨ NHÂT (? nói sau) Lạc long Quân lấy bà Âu Cơ (Con gái Đế Lai) sinh ra một trăm trứng., nở ra năm mươi con trai, năm mươi con gái. mà HÙNG VĂN LẲM tức HÙNG VƯƠNG là 1 trong số đó
Tuy nhiên, Đề cập nguồn gốc người VIỆT ta hãy xem các nhà sử học, Nhân chủng học, khảo cổ học về ba giả thuyết:
1-Giả thuyết thứ nhất :Theo một số nhà nghiên cứu sử học Pháp thì nguồn gốc dân tộc Viêt Nam thuộc dòng dõi người Tây Tạng Trung Hoa . Bị người Hán đánh đuổi, một bộ phận trong họ chạy xuống vùng trung châu Bắc Việt sinh sống, lập nghiệp. Dần dần họ tiến về phía Nam vừa khại khẩn, vừa xâm lăng các bộ tộc nhỏ khác để mở rộng bờ cõi .
2-Giả thuyết thứ hai:Theo một số nhà khảo cổ, nhân chủng học người Pháp vùng Đông Nam Á thì nguồn gốc người Việt thuộc giống người Indonésia ở Ấn Độ, họ bị chủng tộc Aryan đánh đuổi chạy xuống vùng Trung Ấn, hoà hợp với chủng tộc Malaysia hình thành nguồn gốc dân tộc Việt Nam .
3- Giả thuyết thứ ba : Giả thuyết này được rất nhiều sử gia ủng hộ là nguồn gốc dân tộc Việt Nam trên đất VIỆT NAM ngày nay thuộc dòng dõi Bách Việt (gồm trên dưới gần trăm bộ tộc ) trước đây chiếm đóng vùng hạ lưu sông Dương Tử (Trung quốc). Họ gồm một số bộ tộc lớn như : Điền Việt ở Vân Nam, Sơn Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở Quảng Tây. Sau này hầu hết các bộ tộc đều bị người Hoa Hạ, (Trung Hoa ) xâm chiếm, sáp nhập, họ bị đồng hoá dần dần nên trở thành người Trung Hoa.
Chỉ có bộ tộc Lạc Việt là vẫn kiên cường chống trả, không đầu phục. Họ rút lui dần về phiá Nam dựng nước, giữ nước, lập chính quyền riêng biệt. Họ vừa khai khẩn đất hoang, vừa chiếm đất của một số bộ tộc nhỏ ở phía Nam, vừa đánh trả các cuộc xâm lăng của Trung Hoa phía Bắc. Bộ tộc Lạc Việt đó chính là dân tộc Việt Nam ngày nay.
(Việc quan niệm một bộ tộc là một dân tộc, một nước.. là do không có chuẩn mực nào, có thể hiểu ngày đó là một nhóm người...)
Tuy nhiên giả thuyết này không chỉ ra cụ thể được sơ đồ phả hệ như đã đề cập ở phần trên – vì truyền thuyết là truyền thuyết.
Thời đó dân tộc Việt chỉ chiếm một vùng đất nhỏ ở vùng Bắc Bộ những nơi khác là của những bộ tộc khác chiếm đóng từ trước như Mường, Tày, Thái, Mèo, Dao… Dọc theo dãy Trường Sơn là vùng đất của người Cổ Mã Lai tổ tiên của người Chiêm Thành .. Dưới hết là đất của Chân Lạp (Campuchia) - họ nói tiếng Duôn – Khmer
DÂN SỐ VIỆT NAM
Năm 40 sau CN thời 2 bà Trưng khởi nghĩa số dân được xác định là 250 ngàn người, 17 (mười bảy) thế kỷ sau: năm 1700 là 2,5 triệu, hơn 200 năm sau: năm 1950 là 25 triệu và hiện tại trên 80 triệu người
(Vấn đề này cho thấy nếu ngược thời gian 2 ngàn năm trước CN thì bao nhiêu người ??? thật đau đầu)
**TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN:
Nhận thấy đất nước còn quá nhiều nơi bỏ hoang(*?*) nên một hôm Lạc Long Quân nói với bà Âu Cơ hai người cùng chia đôi con ra. Năm mươi người con trai theo Lạc Long Quân lên miền núi cao, rừng sâu khai phá, còn năm mươi người con gái theo bà Âu Cơ xuống đồng bằng, vùng biển lập nghiệp (Sùng Lãm tức Lạc Long Quân là con của bà Long Nữ, cháu ngoại của Thần Long vua Hồ Động Đình nên ông được coi là giống Rồng , còn bà Âu Cơ con của Đế Lai là một vị tiên nên được coi là giống Tiên). Dần dần, một trăm người con đó sinh sôi nẩy nở hết thế hệ nầy đến thế hệ khác thành dân tộc Việt Nam như ngày nay.
**TRIỆU ĐÀ LÀ AI? NHẮC TRIỆU ĐÀ ĐỂ ĐỐI CHIẾU TRIỀU LỊCH
- Triệu Đà là ai?
Thuở cắp sách đến trường chỉ biết mang máng triệu Đà là vua bên Trung quốc ( Nam hán) cho con trai là Trọng Thủy làm rể An Dương Vương, chồng Mỵ Châu công chúa để rắp tâm đoạt nỏ thần… vậy thôi!
Nay mới rõ Triệu Đà vốn là một anh lính thú ở Hải nam, được Thái thú quận Long châu tiến cử với Nhị Thế Hoàng Đế (túc Hồ Hợi) con trai thứ kế ngôi Tần Thủy Hoàng rằng Triệu Đà có đủ năng lực, bản lĩnh để cầm quân dẹp đám loạn đảng đang xưng hùng xưng bá ở Hoàng sa. Thắng trận, Triệu Đà huênh hoang tung tác ở vùng Giang nam, tự cho mình cái quyền đi xe nhiễu lụa vàng…
TẦN
THỦY HOÀNG
(221 – 210 TCN)
CÂU CHUYỆN 4 NGÀN NĂM (?!?) - những khập khiễng ngô nghê Thế giới chỉ có VN mới tồn tại câu chuyện 1 ĐỜI VUA CÓ Rất NHIỀU VỊ VUA (không thuyết phục được ai). nếu không như vậy thì 18 đời vua hùng mà trị vì 2 ngàn năm lịch sử thì mỗi ông vua sẽ có thời gian ngồi trên ngai vàng trên 110 năm (chưa kể thời gian bé thơ nằm nôi) thán phục bái phục!!!
Khi thấy vô lý đến không thể vô lý hơn, bắt đầu có những nghiên cứu nghiêm túc về câu chuyện bắt buộc phải nghiêm túc này
Thử xem khi AN DƯƠNG VƯƠNG gả con cho TRỌNG THỦY là sau thời HỒ HỢI, mà TẦN THỦY HOÀNG là năm bao nhiêu trước công lịch??
Có thể tìm thấy tính hợp lý khi xác định thời CÁC VUA HÙNG LÀ CÁCH NAY KHOẢNG 27OO NĂM.
(Trung hoa cũng chỉ nói họ có bề dày lịch sử là 4 ngàn năm tính từ khi khai sinh TRIỀU HẠ, tuy nhiên từ 6 ngàn năm trước họ đã vượt biển qua eo malacca sang NAM DƯƠNG (indonesia) sinh sống...). tại sao TQ nói 4 ngàn năm lịch sử thì VN cũng cứ phải 4 ngàn...???
Sau đó thì VN có thay đổi về nhận thức: hiến pháp năm 1982 nói: "Trải qua BỐN ngàn năm lịch sử..." thì năm 1990 sửa lại: "Trải qua MẤY ngàn năm lịch sử..."
2. PHỤ LỤC THAM KHẢO VỀ CUỘC TRƯỜNG CHINH NAM TIẾN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM:
Cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam ta trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đọan, nhiều mốc thời gian. Những mốc thời gian chậm hay nhanh tuỳ theo những hoàn cảnh cụ thể của địa thế, con người, hoàn cảnh trên bước đường viễn chinh mà tổ tiên ta tuỳ cơ ứng phó hết sức linh hoạt. Ta thử lưọc khảo một vài mốc thời gian quan trọng trong cuộc Nam Tiến đó :
Cách nay 1 ngàn năm đất nước ta chỉ vỏn vẹn ở ven vùng Thanh Hoá trở ra, thời Thái thú Tô Định quản lý chỉ có 2 quận là Giao chỉ và Cửu chân, nước tuy nhỏ, nhưng giặc phương Bắc vẫn truy cùng diệt tận Lạc Việt nên luôn mang quân xâm chiếm.
(Thực tế thì các triều đại TRUNG HOA chỉ muốn cá nước "man di" lân bang thuận phục (kể cả phía đông bắc như Cao ly, Nhựt bổn...) hàng năm chỉ đi triều cống 1 lần mang theo lễ vật gọn nhẹ nhưng qúy hiếm là được, Triều tiên thường mang sâm cao ly, VN thì ngà voi, sừng tê, ngọc trai...)
Năm 939, Ngô Quyền với trận thuỷ chiến lần thứ nhất đã đánh tan quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng, giữ vững nền độc lập cho nước nhà (trận thủy chiến Bạch Đằng lần thứ hai là của Trần Hưng Đạo dẹp tan quân Nguyện với lời thề Sát thát). Sau đó các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần thay nhau chống giặc phương Bắc, mở mang bờ cõi về phía Nam ,
Mở mang vùng Quảng Bình, Quảng Trị (năm 1069 ), vùng Thừa Thiên (1307 gả Công Chúa Huyền Trân), vùng Thuận Hoá (1425), vùng Quy Nhơn (1471) vùng Phú Yên (1611) vùng Nha Trang (1653). Chân Lạp (Cao Miên) xin thuần phục nước ta năm 1658, công nhận chủ quyền lảnh thổ Việt Nam (lúc đó Chúa Nguyễn đặt kinh đô tại Huế).
Nhà Nguyễn tiếp tục mở mang thêm bờ cõi về phía Nam vùng Phan Thiết (1693) vùng Biên Hoà, Gia Định Sài Gòn (1698 ), vùng Hà Tiên (1708) do Mạc Cửu dâng cho Chúa Nguyễn và được nhà vua phong chức Tổng Binh ). Sau khi Mạc Cửu mất, con là MạcThiên Tứ lên thay không có con nối dõi nên xin sáp nhập vùng Hà Tiên.
Sau khi chiếm được Chiêm Thành, Chúa Nguyễn bắt đầu lấn chiếm Chân Lạp (Campuchia) Người Chân Lạp vốn khiếp sợ triều đình Việt Nam nên khi dân tộc ta tiến chiếm tới đâu thì họ rút lui nhường đất đến đó. Hơn nữa thời đó đất của Chân Lạp rộng, người thưa. rừng hoang thú dữ tràn đầy nên họ không muốn tranh giành với dân Việt làm chi.
Vì mở mang đất đai nhiều quá mà nhân số dân Việt Nam chưa phát triển đông nên thiếu nhân sự lao đông khai khẩn đất hoang, Triều đình nhà Nguyễn hết sức bối rối về việc nầy. Năm 1680, bên Trung Hoa, Mãn Châu lật đổ nhà Minh lập nhà Thanh thì môt số tướng sĩ, quan viên trung thành với nhà Minh chạy sang nước ta nhờ giúp đỡ như Huỳnh Tấn, Dương Ngạn Địch. Họ vẫn để tóc dài búi lên như nhà Minh chứ không cạo đầu phía trước để tóc dài thắt bím kiểu đưôi sam như nhà Thanh (Mãn Châu). Lực lương của họ xin đầu phục Việt Nam là khoảng bốn ngàn, cùng bảy mươi chiến thuyền. Chúa Hiền Vương rất mừng vì đây là một lực lượng lao động mà nhà vua đang cần nên lập tức khoản đãi họ và cho họ vùng đất Đồng Nai để khai phá đất hoang, trồng ruộng, rẫy sinh sống, Lúc nầy vùng đất Đồng Nai đang còn là của người Cao Miên (Chân Lạp) nhưng vì là vùng bỏ hoang nên vua Chân Lạp cũng không cần để ý tới
Được sự đồng ý của Chúa Nguyễn, Huỳnh Tấn mang quân chiếm vùng Biên Hoà, Dương ngạn Địch mang quân chiếm vùng Mỹ Tho, người Campuchia rút lui dần về phia tây. Về sau hai tướng Tầu nầy đánh nhau vì bất đồng.. Huỳnh Tấn giết Dương ngạn Địch, Chú Ngãi (nối ngôi Chúa Hiền) mang quân đánh và diệt được Hùynh Tấn. Đây là sự khôn ngoan của các Chúa vì nhờ tay giặc khai khẩn đất hoang, sau cùng thu về một mối .
Năm 1658, nội bộ Chân Lạp lủng củng do chú cháu tranh giành ngôi vua, họ sang cầu cứu nước ta, Chúa Hiền cho quân sang đánh bắt vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân về giam, nhưng sau đó lại thả ra và bắt phải triều cống mổi năm. Năm 1674 Chân Lạp laị tranh giành ngôi vua, Nặc Ông Đài chạy qua Xiêm (Thái Lan) cầu cứu, Nặc Ông Độn chạy sang nước ta cầu viện. Chúa Hiền cho hai đạo quân tiến qua Chân Lạp đánh tan quân Xiêm, phá thành Sài Gòn (Sài gòn lúc đó là đất của Chân Lạp), bao vây kinh đô Nam Vang. Nặc Ông Đài thua chạy vào rừng rồi chết, Nặc Ông Thu ra đầu hàng được Chúa Hiền cho làm vua, còn Nặc Ông Độn được làm Vương đóng ở Sài Gòn.
Năm 1753, vua Chân Lạp không triều cống mà còn lấn hiếp người Việt, nhà vua sai Nguyễn Cư Trinh mang quân đánh dẹp, dần dần thu phục các vùng Bà Rịa Biên Hoà, Sàigòn Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long. Về phía biển, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên, Phú Quốc năm 1714, sau đó MạcThiên Tứ (con Mạc Cửu) khai phá thêm các vùng Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Bạc Liêu. Về các tướng Việt có công giúp các Chúa Nguyễn mở mang bờ cỏi về phía Nam là Nguyễn cư Trinh, Trịnh hoài Đức, Lê quang Định, Ngô nhơn Tịnh (hiện nay tại Sai gon đều có tên đường các vị này)...
Có thể nói cuộc trường chinh mở rộng bờ cõi về phía Nam của dân tộc ta nếu tính từ năm 939 là năm Ngô Quyền dựng nền độc lập lâu dài cho đất nước đến năm 1780 là 841 năm. Cuộc Nam tiến của dân tộc ta đã tạo ra một dãy non sông gấm vóc hình chữ S kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau nằm dọc theo ven biển Thái Bình Dương là thành quả lớn lao của biết bao nhiêu sự hy sinh của tiền nhân, của những anh hùng dân tộc. đã đổ máu xương, công sức xây đắp vun bồi.
Những vùng biển, vùng hải đảo giầu tiềm năng khoáng sản, hải sản dọc ven biển Thái Bình Dương trù phú, trên đất liền, những cánh đồng phì nhiêu bạt ngàn trồng được đủ loại cây lương thực, thực phẩm xanh tốt quanh năm. Những khu rừng nhiều gỗ quý, lâm sản cũng đã cung cấp cho nhân dân ta nhiều sản phẩm tiêu dùng, nhiều lương thực, thịt cầm thú dư thừa. Những vùng núi dọc dãy Trường Sơn nối vùng cao nguyên bạt ngàn cho dân ta biết bao khoáng sản, thắng cảnh tuyệt vời hấp dẫn du khách bốn phương về hội tụ .
Hun đúc bằng tinh thần tự lực tự cường, bền chí gan góc, dũng cảm hy sinh trong suốt quá trình khai sơn phá thạch mở mang bờ cõi về phía Nam, dân tộc ta đã anh dũng chống trả giặc xâm lăng phương Bắc một cách ngoan cường.
Tài liệu tham khảo :
- Sử ký TƯ MÃ THIÊN
- ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
- LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
- theo dòng lịch sử VTV
- LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
(Tài liệu do GS VŨ DƯƠNG MINH chủ biên cùng nhóm nghiên cứu khoa sử ĐHXH&NV)
- Souvenirs historiques (Pétrus Ký)
- Việt Nam Sử Lược (Bùi Kỷ - Trần trọng Kim)
- Histoire moderme du pays d'Annam (Maybon)
- Các nguồn khác như Viện NC lịch sử, Viện hán nôm, Tư liệu ngành du lịch, và chuyện dân gian…
**(bài viết sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung, nghiên cứu, chỉnh sửa... để đến với sự thật lịch sử)
THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu muốn, bạn dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]