Links - Liên kết dến các trang Website. Blogspot, fb, chuyên trang thơ THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN

23 tháng 5, 2013

TA LẠC MÌNH trong chốn ..TẤM THÂN EM



TA LẠC MÌNH TRONG…


Ta lạc mình trong nhụy.. nụ hôn em
Lời gió hát giữa hai miền nóng ấm
Thổi chi nào hỡi hơi còn cháy bỏng
Tỏa một luồng sinh khí đến xa xăm


Ta lạc mình trong đống gối chăn êm
Bơi ngang dọc giữa đại dương ngọt mặn
Nào sá chi - biển tình là vô tận
Một đời kia có đến được tận cùng.


Ta lạc mình trong hơi ấm tình em
Cho quấn quýt, xiết,.. ngạt miền gió lộng
Về tương lai, trượng vàng trôi vào động
Chị hằng ơi, mây hỡi.. mộng tình trăng

 

Ta lạc đời trong chốn.. tấm thân em
Ngà ngọc quá, tấm lụa mềm, nệm quấn
Cho hồn ai tưởng mình là tan biến
Thành vô cùng vô trọng giữa mông lung  



Ta lạc đời trong hương lửa bến xuân
Lịch lãm quá, nhẹ nhàng như khói mộng
Trườn lên nơi bưởi bòng.. hương còn đọng
Ngậm chóp tình cho bỏng cõi lâng lâng 

Photobucket

Ta lạc đời vào giữa chốn long lanh
Mạnh bạo quá ngựa hoang ngang trời phóng
Cỏ cây dạt về sau cùng hổn hển
Mắt em cười, đón đợi đỉnh hồng hoang… 


260079260079

Ta lạc đời vào chốn tấm thân em
Cho nhân thế ngàn đời nghe gió rít…
… … …
Photobucket 
                Hình ảnh nội tuyến 1                 

21 tháng 5, 2013

** ÔNG GIÀ BƠM XE


ÔNG GIÀ BƠM XE

Bên trụ điện, nơi ngã tư, góc đường, có một ông già cao niên ngồi trên chiếc ghế bố, cạnh cái bơm tay ngày này qua tháng khác. Khách của ông là những người đi xe đạp, thường từ cái khu tập thể nhiều tầng cạnh đó khi dắt xe ra đi thấy yếu hơi thì bơm thêm. Trông dòng người cuộn ngược xuôi tấp nập, thế mà chẳng mấy khi họ dừng lại để ông kiếm được chút đỉnh. Hoạ hoằn lắm mới có một người xẹp bánh nhưng ông chỉ bơm chứ không vá sửa nên họ lại vội dắt đi chỗ khác.
Thời thịnh vượng, nhà ông là một dòng tộc lớn ở quê, trong nhà người ăn kẻ ở, người làm công, đủ cả. Riêng ông, sớm theo đuổi chí hướng học hành chữ nghĩa trong những trường có tiếng khắp nước.
Ông có hai người con, con cả thì hiền lành nhân đức. Nhưng chắc vì quá hiền nên người đời lợi dụng, bắt nạt, có thể vậy mà anh chịu nhiều thiệt thòi, thua sút. Anh là một kỹ sư giỏi thuộc những lứa đầu tiên, thế mà khi bạn bè thành Tổng giám này nọ, cục hòn kia thì anh vẫn bám trụ ở một cái nhà máy hoá chất ở giữa miền trung du đầy nắng gió sương.
Sau mấy chục năm trời mới chuyển về được thủ đô, tuổi đã luống, vợ chồng con cái nhét vào chỗ đứng hóng gió đầu hành lang (theo thiết kế). tất cả ăn ngủ ở cho cả nhà không đầy 3 (ba) mét vuông. Dẫu có hiếu mấy thì cũng không thể nhét bố mẹ mình vào đâu được. Anh ở như thế không biết bao nhiêu năm, kiên trì xếp hàng ngóng cổ chờ tiêu chuẩn chế độ cấp căn hộ khá hơn.
Người con thứ hai thì ma lanh bẩm sinh, tính cách tủn mủn, nhỏ nhen, các cụ hay nói: “Đàn ông mà như đàn bà”. Anh này cũng lận đận bôn ba bắc trung nam, bươn trải lên tận rừng sâu heo hút, ở chung đụng với thổ dân trùi trụi, cũng còn may là không dính chấu cô nào. Đất nước giải phóng một thời gian anh lần mò tìm được cách dắt díu vợ con vào Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh.
Ông bà già đi theo con, con cả thì điều kịên như thế, đành tạm dồn lại chỗ thằng thứ. Biết vợ chồng nó nhỏ mọn nhưng chẳng nhẽ……..
Ông tuy đã cao tuổi lắm nhưng ơn Chúa, vẫn còn sáng suốt, nói chuyện thế thái nhân tình làm nhiều người xúc động. Trong ông, ý chí độc lập luôn trỗi dậy trước cuộc sống của chính mình và trách nhiệm với người bạn đời nhỏ nhắn suốt chặng đường trần đã yêu thương và tin cậy nơi ông.
Ông muốn tự mình làm mọi chuyện, nếu có thể, nhất là cho bà. Tuy nhiên, tuổi đã quá già, việc ông làm bây giờ chỉ đủ để thức tỉnh một chút tình cảm hay lương tâm (nếu có) nơi con cháu và chủ yếu vẫn là để ông tự an ủi mình rằng ta vẫn xứng đáng là bóng tùng quân của bà ấy.
Thực tế thì ông và bà bây giờ gần như chỉ là nơi nương tựa của linh hồn nhau mà thôi.
Ông ngồi ở gần cửa ra vào khu tập thể, phía góc đường, trời nắng ông né vào bóng đổ của cây cột điện, nó chỉ che cho ông một chút từ đầu xuống dọc sống lưng. Thôi kệ, đời trầm bổng đã nhiều, ông có sá chi, “thượng đế” mới là trên hết.
Mỗi lần có người đỗ xe lại, ông sốt sắng đứng lên. Ông chống hai tay vào thành ghế, vai xo lại lấy lực gồng mình lên mấy lượt mới được, hai cái xương quai sanh nổi rõ lên dưới cổ. Tiếc cho ông, thường mấy người kia lại không phải bơm xe mà hỏi thăm đường sá, địa chỉ….. Của đáng tội, có lần gặp thực khách, ông mừng lắm, ông dùng hết sức còn lại cố ấn cái bơm xuống nhưng nó cứ ì ra, tiến chầm chậm như người ta tiêm thuốc. Nhìn cảnh ấy, không ai nỡ để ông làm, ông cũng như cha ông họ. Họ nói ông cứ nghỉ, thể dục thế là quá rồi, để họ tự làm lấy. Coi như mượn bơm của ông nhưng nhiều người trả gấp mấy lần bình thường, ông khăng không không chịu, họ năn nỉ “ông cứ cầm lấy để thi thoảng mua cho cháu chắt cuốn sách cuốn vở, khuyến khích chuỵên học hành”, ông chấp nhận.
Có lần, một chị dừng lại tự nhiên đưa cho ông một bịch bún và những miếng chả giò. Ông sửng cồ: “Chị coi tôi là thằng ăn mày à, chị nhầm đấy”.
Thưa ông, đây là tình cảm của con, Thầy con cũng làm việc này ở cái thị xã nơi quê nhà, ông để cho con nói, đừng hiểu sai tấm lòng của con tội nghiệp.
Ông già dịu xuống nhìn chị.
Ông thì không biết con, nhưng mỗi lần đi qua đây con nhìn ông rồi cứ nghĩ đến ông ngoại các cháu, chúng con thật có lỗi…….. Con biết, tuổi già không cần gì, chỉ cần tình nghĩa, mâm cao cỗ đầy không là gì, ngon dở không là gì, chỉ ngon vì ân tình trong đó mà thôi.
Hôm nay là chủ nhật, là ngày của Chúa, con muốn biếu ông gọi là chút lòng thành, thứ mềm mềm này, ông mang về chia sẻ với bà chút ân tình của con vậy.
Ông cười nhân hậu, xin lỗi chị vì tuổi già nhiều khi đổi tính nết, (chẳng biết vì ông hay vì hoàn cảnh), chị đã nói vậy thì ông nhận…. Trong ông, ông rất trân trọng tình cảm với bà và chuyện học hành, ai dùng cái đó là thuyêt phục được ông.
Người con cả ở Hà Nội, nghe xì xèo đồn đại về tình hình cha mẹ trong Sài Gòn, anh vào bàn bạc sao đó với thằng em….
Người trong khu tập thể chứng kiến bà già thì khóc ngất đi, người anh vốn mát tính là thế mà đùng đùng cõng cha mình một mạch từ lầu 5 xuống thẳng dưới trệt mới đứng lại thở dốc. Anh ngoái lên một lần cuối như để tạ lỗi cùng mẹ “nếu có thể anh đã đưa cả bà cùng đi”.
Anh dìu ông già ra đường, kêu xe thẳng hướng ga tàu về phương bắc.
Người con thứ ngồi trong nhà mình, không hề thò cổ ra xem anh trai cõng cha đi ra sao. Bóng anh ta in trên tường đen thui, cứng đờ như gỗ đá……
Đó là lần cuối cùng với cha anh!
Không bao lâu, bà già chắc thấy mình trên cõi trần là thừa, bà vái chào ông qua ngàn dặm mù xa, rồi lặng lẽ ra đi về cõi muôn trùng.
Bà đi trong đơn côi, trống vắng đến vô cùng. Không một cuộc tiễn biệt người bình thường nào lại quạnh quẽ đến thế. Chỉ có một chiếc xe hòm đen thui. Không biết anh chị ta sống với mọi người ra sao mà không cơ quan bên nào cho một chiếc xe đưa tang. Bên anh thì không rồi, vì suốt ngày chửi đổng, cái gì cũng quốc nạn, ai cũng là ăn cắp tham nhũng, ai cũng là thú vật chỉ mỗi mình anh ta là người tử tế….. Chị thì làm công nhân gì đó về cám bã (thức ăn gia súc), người ta nói cho một xe đến nhưng đợi mãi, địên thoại chán rồi cuối cùng là không.
Cũng may có người em họ nghe tin, đánh chiếc xe bốn chỗ màu trắng sữa tới đưa tiễn mợ, người đã chia sẻ gần cả cuộc đời với cậu mình. Cơ quan bên cạnh thấy thế cũng động lòng, đưa một chiếc 16 chỗ ra gọi là để bà cụ đỡ tủi đau nơi chín suối .
Điều cay nghiệt để đời kể tiếp cho người con thứ là chị vợ không tự mình thay áo xống cho bà cụ, mà nhờ đúng một đứa ba que (vốn một phần nhờ vợ chồng nó chỉ đường đi nước bước cho anh chị có căn hộ ấy), nhưng anh ta qua cầu rút ván, không trả ơn nên nó hậm hực tìm dịp.
Nó bô bô cái miệng khắp nơi rằng:
Giờ tôi mới thấm cái câu các cụ nói: “Âm hộ vô mao bần chí tử”. Vợ chồng tôi cứ thắc mắc với nhau lâu nay hoài vì sao bà ta lại khổ thế, té ra là vậy!
Không lâu sau, ông già ở Hà Nội cùng đi theo bà, phải chăng lời nguyên rủa độc địa ấy đã bay tới tai ông.

THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN
**Viết tặng một cười đời ..Nhân hậu, thanh tao

20 tháng 5, 2013

** CHUYỆN MỘT ĐỒNG ĐỘI CŨ


CHUYỆN MỘT ĐỒNG ĐỘI CŨ

                                                                           Thi yên Đình Nguyên 


Trời động, chiều oi nồng, xe xẹp bánh, góc phố một người sửa và ba bốn khách chờ, anh thợ vá thật vất vả với chiếc chân gỗ bất tiện nhưng bù lại bản thân nó không mụn nhọt, không đau đớn trước mọi biến động của đời trần thế.
Một cô gái khá trẻ, nét mặt khả ái nhưng từng trải, ánh mắt mệt mỏi thiếu ngủ, từ tiệm “BarberShop” bước ra mua một ổ bánh mì chỗ xe bán đồ nguội rồi quay về ngồi bên cửa tiệm nhai nhấm nhẳng. Cô gái rảo mắt qua mấy người rồi dừng lại nơi tôi với cái nhìn là lạ như có vẻ một chút thân thiện, cởi mở, một chút trông cậy, mong chờ điều gì đó. Đôi mắt buồn xa xăm thoáng vẻ bất lực chán nản xen lẫn hy vọng và bấu níu mời mọc. Hình như tôi đã gặp đôi mắt ấy, trông quen quen tồi tội và chân thành. Tôi vốn nghiền cái vụ massger đấm bóp giay bấm huyệt, nay đang rảnh tội gì cứ ngồi ngoài nắng mà không tranh thủ vào phòng lạnh thư giãn một lúc?
Thấy tôi bước đến, mắt cô gái ánh lên nét vui vẻ, đon đả mời lên phòng…
Cô kể nơi cô sống khan mưa cháy nắng, đầy bụi đỏ, ruộng rẫy sâu rầy, có khi ngô sắn sắp thu hoạch lại bị thú rừng ra phá hết, mẹ bệnh tật kéo dài bươn trải mãi rồi chết trong tủi cực. Cha cô, thời bom đạn là một là một người lính, cô tin ông là một người dũng cảm, cương trực, nghĩa khí nhưng cô không hiểu sao ông bị thương mà không là thương binh.
 Tôi không để tâm khi nghe những chuyện kê nghèo kể khổ luôn đượm vẻ não lòng mà cứ na ná nhau cùng một môtuýp ở những nơi này, nhưng khi thấy cô gái bộc bạch câu chuyện như một nỗi oan khuất làm tôi bắt đầu chú ý.            
Cô kể nhà cô vốn quê ở miền ngoài, vào xứ này khi cô còn trong bụng mẹ và là cuộc trốn chạy vì không chịu nổi những lời đồn thổi gièm pha của láng giềng rằng cha cô tự thương, không chịu nổi danh dự bị xúc phạm kéo dài dai dẳng chĩa vào gia đình. Người ta thấy vết thương nơi bàn tay cha cô như là kẹp kíp nổ, rồi kháo nhau vì thế mà không được hưởng chế độ thương binh, họ quên rằng với sự bấn loạn của chiến tranh thì không có chuyện gì là không thể, thời bình yên sáng sủa còn lẫn lộn trắng đen nữa là! Cái bàn tay cờlê, mỏlét chỉ còn hai ngón cái và út quắp vào nhau đâu có nói lên điều gì (nhưng thực tế với những trường hợp hồ sơ chứng thương không hoàn chỉnh thì thường bị gác lại).
Cô bé cười buồn, như vô tình tay lướt qua nơi tập trung năng lượng, cô thú nhận đã bán một phần cô để có chi phí đưa cha lên thành phố chạy chữa vì bệnh viện địa phương đã bó tay và trước đó cô cũng đã tìm lên thành phố kiếm tiền bởi nhặt nhạnh mấy củ khoai củ sắn ở quê thì lấy đâu trang trải trăm thứ khi gia cảnh ngặt nghèo. Tôi hiểu cô gái cần tiền và càng hiểu bức thư ngỏ mang thông điệp mà cô đưa lên mạng…
Chuyện của cô làm tôi nhớ về một đồng đội cũ, bất giác tôi hỏi tên cha cô và nơi ông bị thương. “Cha em tên Đại nhưng hồi ở quê là Quang, cha nói bị thương ở mặt trận thành cổ Quảng trị mùa hè đỏ lửa”- cô trả lời trong lơ đãng nhưng rất thật lòng.
                               ***
Chiều, tôi vào viện thăm người cha cô gái mà tôi chắc chắn đó cũng là người đồng đội cũ thời sinh tử, không nhận ra anh trừ ánh mắt, trông anh thật tàn tạ già nua và mệt nhọc, bàn tay gầy thô ráp nắm lấy tay tôi, nước mắt chảy tràn, có lẽ anh nhận ra việc trốn chạy đồng đội, trốn mọi người đã đẩy anh đến cơ sự này. Chính cách nghĩ “thà chịu khổ chứ không chịu nhục” và một chút tự ái vì danh dự đã đã làm nhiều cuộc đời đi theo ngả khác hẳn, làm nhiều người chỉ giữ được nó nhưng mất hết những thứ khác, có lẽ đó là sự khác biệt của người có nhân cách, có cá tính!?
Trận anh bị thương tôi biết, anh trốn chạy bỏ lại mọi thứ tôi có nghe nói lại loáng thoáng rồi thời gian trôi, không ai còn gặp anh nữa. Anh thì lại khác, anh biết chúng tôi, đã mấy lần anh định tìm gặp nhưng không hiểu sao lại lắc đầu chặc lưỡi!
Tôi móc máy bấm số gọi cho hai người, một đang là lãnh đạo tỉnh chính nơi anh cư trú, một là phụ trách ngành thương binh xã hội vốn là chiến hữu của cả tôi và anh, cùng chứng kiến tận mắt trường hợp anh bị thương trong trận đó. Sau khi khẳng định chắc chắn với nhau về chuyện giải quyết chế độ thương binh của anh, tôi đưa máy cho anh và thấy hình như là lần đầu tiên sau hơn một phần ba thế kỷ anh cười, cười được và được cười trong nước mắt, bàn tay “mỏlét” không chút sinh khí nắn nắn tay tôi, tin cậy…Tôi bâng khuâng nhìn người đồng đội năm nào và nhận ra anh đang buông một tiếng thở dài không còn sức sống.
Trời tối tự lúc nào không hay, cô gái xuất hiện trước cửa phòng, cô trố mắt nhìn tôi, ngạc nhiên hồi lâu, lâu lắm, rồi ấp a ấp úng: “Anh…Chú..sao chú lại ở đây”.
                          ***
Mấy ngày sau, ba chúng tôi gặp nhau (một không về vì bận việc ở tỉnh). Sau đó là hoàn thiện hồ sơ xác nhận cho anh. Khi các thủ tục hoàn tất, sắp có quyết định chính thức tôi vào báo cho anh, anh thều thào gì đó và tỏ ý muốn ngắm trăng. Thì ra, với tôi đã lâu giữa phố phường không còn chú ý đến trăng nhưng anh thì khác. Tôi bế anh đặt vào xe đẩy, cô gái đỡ phụ, ra ngồi nơi ban công, trăng thành phố chắc không có vị gió ngàn…Có một mùi hương toả ra từ làn tóc và một ánh mắt biết ơn vô hạn hướng về nơi tôi. 
Khuya, gió lạnh chúng tôi đưa anh vào giường, cô gái tiễn tôi xuống thang, cùng thả bộ một đoạn, bất chợt cô nắm tay tôi thật chặt và cho biết một điều rất bất ngờ: cô là con riêng của mẹ, hai đứa em lại đều là con nuôi vì “cha” không còn khả năng đó nữa từ ngày ở chiến trường ra. Cô gái chạy ù vào sân, tôi chưa về tới nhà thì điện thoại reo, tiếng cô gái hào hển, đứt quãng nhưng tôi biết chuyện gì xẩy ra.
Anh đã ra đi về cõi không cần gì nữa, bỏ lại đằng sau tất cả, không cần đợi tờ giấy vớt vát chút gọi là danh dự…
Trong dòng xe nườm nượp ra vào thành phố, có cả những đồng đội cũ chạy sát nhau nhưng không nhận ra, có thể họ mải vượt lên cho kịp chuyến tốc hành tới đỉnh thế giới, hay chui sâu vào những đống đôla để vãi lấp những cái lỗ giải phóng năng lượng. Hình như chỉ có chiếc xe hòm màu đen chở xác Quang là thong thả hơn nhưng nó cũng không thể chạy từ từ theo ý muốn mãi được. 
Dòng đời cuồn cuộn như thác cuốn túa nhau chen đổ xuống phía hạ lưu, trôi ra biển, nếu để ý thì thấy tất cả mọi dòng chảy đều giống nhau ở chỗ: Càng chảy tới thì càng to lên, phình ra nhưng tất cả đều càng thấp đi và khi không thể thấp hơn được nữa thì dừng lại./.
                       
THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN

** ĐÀM PHÁN VỚI TÂY


ĐÀM PHÁN VỚI TÂY 

Ngồi sau chiếc bàn to tướng đầy giấy tờ, máy điện thoại và các thứ lỉnh kỉnh khác, Ông đằng hắng với người trợ lí: 
Mấy thằng mũi lõ, thế mà cũng ma lanh nghê thật đấy chứ  cậu.
-  Vâng thư anh. Về mặt này thì chúng đâu có kém cạnh gì người nước nào! – người trợ lý như khẳng định ý kiến của mình.
Cửa phòng hé mở, cô thư kí trong bộ váy ngắn màu ghi hồng, áo vét cổ to có viền đen rất kiểu cách, tươi cười đi vào, điệu bộ hơi ngúng nguẩy làm dáng. Người trợ lí xin phép đi ra, theo thói quen phòng lạnh, anh không quên đóng cửa. Cô thư kí mặt hoa da phấn ẻo lả sà vào lòng ông bụng bự, hôn đánh chụt vào mặt ông rồi nói: 
- Cưng của em vui lên nào, rồi đâu sẽ vào đấy cả thôi mà.
Bàn tay sần sùi của ông bụng bự tự biết luồn trườn tới chỗ dành cho nó, tự biết công việc của nó phải làm gì trong lúc này.
Họ xoắn lấy nhau, một già một trẻ, hai nửa tạo thành một cỗ máy, rú ga nổ giòn lao đi trên đường tới trần tục.
Căn phòng được thiết kế thuận tiện cho mọi hoạt động, có cả cái phòng toa lét rộng rãi, sạch sẽ, thơm tho, ngăn nắp đẹp như một phòng khách. Thời đầu thì không, nhưng kể từ ngày ông đi Tây về, mua cho chị em trong cơ quan các trang phục bé xíu làm quà như: bi tất, găng tay và.. những phụ tùng, thì trong toa lét dành riêng cho ông bắt đầu treo đầy chập cheng, xích líp của cô thư ký. Cô cũng dùng phòng này làm nơi tắm giặt lúc nghỉ buổi trưa. Cô phơi treo lủng lẳng các thứ khắp nơi, khô rồi cũng không chịu cất vì cũng chẳng ai vào phòng này ngoài cô và bụng bự.
Ông nói vừa đủ cho cô nghe: “ Mình đã mớm tận vành tai, mà nó (bọn Tây) cứ giả vờ lờ đi không hiểu, tệ thật – hay là em dịch lại không sát nghĩa”.
Nàng cười – “ Làm sau mà sát được như lúc này – chúng nó hiểu nhưng chưa phải lúc đấy cưng ạ. Để tối nay em sẽ là việc cụ thể với riêng thằng Xmith xem sao, chắc là ổn thôi, ngày mai vấn đề sẽ được gút lại, thằng Tom muốn thọc gậy cũng chẳng hề gì. Nói chung, chúng nó thích dứt điểm sớm, chứ không nhì nhằng chèo kéo nhâm nhi như các anh đâu.
Mặt ông đổi sắc, miệng hơi há ra bất ngờ, chắc vì nhiều lí do, có thể ông hiểu sai cô, hình như ông hơi buồn vì ông biết mình lực bất tòng tâm, tranh thủ được tí nào hay tí ấy, cũng sắp có người thay thế rồi. Ông định làm căng lên nhưng lại thôi – đành chép miệng buông một cái thở dài nho nhỏ, thiếu sinh lực, chỉ đủ mình ông cảm nhận được.
Ông bước vào nhà, đứa cháu đầu của ông đã lẫm chẫm biết đi, đã biết chào ông, bà ra đỡ chiếc cặp trong tay ông để lên mặt tủ. Con cái ông chẳng mấy khi ở nhà, chúng mái đi đâu đó trộn vào nơi ồn ào, gấp gáp.
Ông không muốn ăn cơm, ông đã ăn rồi. Hồi trước bà còn hỏi, nhưng lâu dần cũng thôi chẳng đợi làm gì. Ông chỉ uống thêm mấy viên thuốc Tây, thuốc Mỹ gì đó rồi đi nằm lấy sức mai còn tiếp tục công việc.
Kể ra ông thấy mình còn khỏe chán, còn làm được dài dài nữa. Mấy đứa ở cơ quan, quan tâm cho sức khỏe của ông nên đã đặt vào phòng một cái giường để ông nghỉ ngơi lúc mệt mỏi. Sự thật thì ông có dùng nó vào mục đích ấy bao giờ! những lần sử dụng đến cái giường lại đều không phải để nghỉ ngơi.
Mặc dù cấp trên không hẳn hài lòng về ông, nhưng ông nghĩ ông đã tận tâm trung thành, theo ông đó là điều cốt lõi, ông không cố tình phá hoại, có chăng chủ yếu là do khả năng bất cập mà thôi, (cái đó thì ông cũng như mọi ngừoi đều có thể bù vào nhờ các lớp bồi dưỡng được mà). Cứ cho là ông có phá hoại thì ông cũng chẳng bao giờ chặt cột nhà của chính mình. Có thể đàn em dưới trướng thi nhau tháo vác, rút ruột căn nhà, ông có nhận thấy nhưng chúng nó đối xử với ông rất biết điều nên ông đành im, ông chỉ nhắc: “Không được đứa nào chặt cột nhà đem đi, lấy gì mà ở ”. Có lẽ ông đã kiên trì theo hướng” Bão vào nhà trống thì đâu có ảnh hưởng gì nữa” và vật chất không tự nhiên sinh ra, cũng chẳng tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển từ nơi này qua nơi khác như ông từng học được mà thôi.
Vả lại, người như ông còn hơn xa đám ngựa non háu đá, chúng nó ăn như hổ ăn, phá như lũ phá. Tiền của đâu đủ cho chúng vãi suốt ngày đêm. Với ông, lũ ấy thật là rác rưởi, hết nhân tính. Ông nghĩ nếu ông có tranh thủ thì thời gian còn lại chẳng là bao, cái ngày nằm im đóng kén đã sắp sửa đến. Nhưng đối với chúng sẽ là khoảng thời gian gấp đôi, gấp ba, xem ra sức tàn phá và hậu quả sẽ còn nặng nề hơn nhiều. 
Vì vậy làm sao ông có thể an lòng giao cho chúng được, dù chúng biết điều với ông đến mức nào thì cũng vậy thôi.
Với kinh nghiệm cả đời và sự va chạm thực tế ông cũng không mấy tin vào trật tự và những định chế xã hội: Lưới trời tuy có nhưng quá thưa, lại chắp vá  “ vá chằng vá đụp “ .. Những lỗ thủng quá lớn có thể thoải mái vẫy vùng ngụp lặn mà không hề chạm vướng. Những kẽ hở toác ra có thể đủ để xây hàng dãy vila, biệt thự, cũng những cuộc sống đế vương.
Sáng sớm tho lịch hẹn, Xmith đến thảo luận những điểm nút của hợp đồng. Trong đó, cô thư kí dịch lại  cho ông nghe là: có khoản dôi ra ông sẽ nhận được do việc chuyển từ đồ mới sang đồ tân trang, đồ nhái nhãn mác… thứ hai là khoản chênh lệch giá thực tế và giá trị trong hóa đơn chứng từ, khoản này ông sẽ nhận được một nửa sau khi trử phí dịch vụ. Các khoản khác, trong đó có hai cặp vé khứ hồi cho hai người đi bay về trời tây du ngoạn và xem thực tế hàng, trước khi bốc từ cảng lên tàu…
Ông mỉm cười, kể như những điều then chốt đã được giải quyết xong, ông lẩm nhẩm nếu cuỗm được cả thì riêng hợp đồng này thôi cũng đã quá giàu. Nhưng thôi, đời là pahỉ biết chặt khúc ra, thật tiếc!
“ Làm ăn với tây kể cũng hay, thằng Xơ mít này còn khá hơn cả múi mít” ông lẩm bẩm 
Theo chương trình của ông đề nghị: thứ bảy ông sẽ đưa Xmith đi tắm biển, có cả cô thư kí để nắm bắt kịp thời các tình huống cụ thể. Chủ nhật nếu khỏe thì lên rừng, vì nghe nói Xơ mit cũng thích leo núi và khám phá hang động .
Từ phòng đàm phán bước ra, người ta thấy ông tỏ vẻ trầm tư, căng thẳng. Ông triệu tập thuộc hạ để thông báo cho họ biết tính chất gay cấn quyết liệt. Ông đưa khăn lên lau chán, mọi người chờ đợi teo dõi , trong số đó có những chuyên gia, không phải họ không biết – họ biết cả đấy, mà điều đầu tiên họ tâm niệm là: “ không phải thời của họ”, nói lên cũng chẳng  để làm gì. Những người khác, hoặc vì hoàn cảnh, vì tình thế, vì miếng cơm manh áo, họ pahỉ nén mình nín nặng. Một số khác, vì lợi lộc, chia chác, họ tung hô, phun ra những lời tán dương kính nể thán phục nghệ thuật thương thảo của ông.
Mọi chuyện do ông thu xếp, từ đầu tới cuối, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau thật tuyệt như  một bản tình ca, hoàn hảo như kinh thánh, chặt chẽ như toán học, nhẹ nhàng như mây bay… đẹp lòng cả khách lẫn chủ, cả trong nước lẫn ngoại quốc
Xmít luôn mồm khen ông là người có tài, người hiểu biết, người thức thời và rất đỗi hào hoa nữa. Ông cười thầm: “Thằng này nó nịnh mình, tây mà cũng ghê thật”.
Nhiều người nghe tin đối tác rất “ớn” ông, họ mừng lắm, một lời của ông ra tiền tỷ chứ chẳng chơi!
Xmith rất thích phong cách trẻ trung của ông: “làm ra làm, chơi ra chơi”. Làm thì phải triệt để, quyết liệt mà chơi cũng là phục vụ cho công việc làm ăn: ông chơi chiếc xe đắt tiền, phòng ốc tân kì, phôn tay đa năng cực hiện đại, cả cái xem giờ cũng khong phải là loại bình thường…vv. Người như ông, bôn ba vận lộn nhiều rồi, ông rút ra một điều: - càng tiêu nhiều thì càng làm được nhiều, càng chi nhiều thì càng thu nhiều.
Hàng theo hợp đồng do ông trai đổi, kí kết đã về tới cảng, 
Tuy nhiên thực chất đó là một đống xà bần hay hơn thế một chút!
Ông phân bua đó là do chưa có kinh nghiệm, do thiếu thông tin (những tín hiệu vô hình này bay loạn xạ giữa không trung). Ông đòi kiện Xơmít - đại diện nước ngoài, người trực tiếp bàn thảo, nhưng theo thông lệ quốc tế, lí lẽ hoàn toàn thuộc về Xmith. Ông chạy vạy xoay sở đủ cách, nhưng những người hôm qua đon đả, mặn mòi với ông bao nhiêu thì nay càng lạnh nhạt thờ ơ bấy nhiêu. Ông thấy thật đáng kinh bỉ, ông nhớ rõ từng khuôn mặt đỏ au, từng cái miệng nhai nhồm nhoàm nói cười toe toét.. nay đóng băng lại bạc phếch như vôi.
Ông phải đứt ruột bỏ tiếp ra từng xấ , từng cục tiền hòng của đi thay người, nhưng xem ra thuốc không đúng lúc – chắc vận hạn đã đến.
Một đệ tử thân tín rủ ông đi thư giãn xả xui, nghe nói chỗ này mới nổi, bọn trẻ ưng ý lắm, phòng massager hiện đại như ở hawaii, phục vụ viên tận tình bài bản chẳng kém gì bên Thái. Tới nơi, ông yêu cầu tiếp viên Ái Mỹ Liên như đồn là “năm bờ oăn”.
Thằng con út của ông vốn không chịu học hành suốt ngày chơi bời với đám bạn bè lêu lổng. Nó la cà khắp nơi vứt tiền không biết mỏi tay, nó nói: “Tiền nhà tao bây giờ có ngồi ném qua cửa sổ ba đời nữa không chắc đã hết được”.
Sau khi ông vào phòng để Ái Mỹ Liên mát xa, đấm bóp, để đưa ông về cõi mơ màng, thoát tục, thì  thằng con bất trị ấy cũng khệnh khạng bước vào cửa. Mấy cô tiếp tân sợ xanh mặt vì không có người ưng ý tiếp đãi thiếu gia, mà ở đây đã thỏa thuận: Mỗi khi nó đến thì tức khắc Ái Mĩ Liên phải phục vụ bất kể cô đang bận phục vụ ai khác.
Tiền trong túi nó nói với mọi người như vậy!
Oái oăm thay, lần này ông bụng bự đang thụ hưởng phút phiêu diêu, với ông, không có chuyện thay ngựa giữa dòng vì trước đó cục tiền của ông vứt lại cũng đã khẳng định điều ấy.
Thật là hổ tử gặp hổ phụ!
Nghiệt ngã thay, thằng nhỏ đâu có biết kẻ phá bĩnh đó lại chính là cha nó. Nó hằm hằm gạt phắt những người cố ngăn cản, đi thẳng đến phòng Ái Mĩ Liên, đạp tung cửa xộc vào nhanh đến mức người đàn ông chưa kịp ngoái cổ lại, chưa kịp quay về thực tại từ chốn hồng trần.
Từ phí sau lưng, thằng nhỏ thộp ngay cổ ông, nhấc lên như người ta tóm một con ếch ra khỏi giỏ. Không ngờ thừng nhỏ lại khỏe đến như vậy – thật là sức trẻ trong cơn say máu còn hăng hơn trâu mộng, khỏe hơn sư tử đực.
Thằng con ông không buông tay ra, không một lời, khư khư túm gáy cha mình đẩy dúi bụi một mạch từ trên phòng ra thẳng tới cửa. Nó dùng hết sức  bình sinh đẩy ông bụng bự  một cái mạnh tới số - cái cuối cùng. Ông lao ra khỏi cửa, chới với, loạng quạng không sao dừng lại được. Ra tới lòng đường ông trượt chân ngã nhoài vào gầm một chiếc xe đang chờ tới , tình huống xảy ra quá nhanh bất ngờ . Khi người lái xe kịp thắng thì bành xe đã lăn qua bụng ông , như một lu nước rác bị vỡ ( loại lu do người nuôi heo thường để gần sàn nước của các khu gia đình , các quán xá để tận thu cơm thừa , cháo hỏng , rau cỏ …của người ta bỏ đi ) . Bụng ông bể tóe ra thành một đống hổ lốn , nào phở , nước xúp , rượu bia , rau ria ..cùng thịt rừng ,đồ biển lẫn cứt đái , cảnh tượng thật hãi hùng . Có điều hơi khác thường là rất ít máu ứa ra , mà lại toàn là máu thâm xì 
Thằng con ông ngớ ra , nó không ngờ tấm lưng trần bị nó tống khứ ấy , phía đối diện với cái gáy bị tóm ấy lại là cái bản mặt của cha nó .
Nó chỉ nhận ra điều này khi đầu cha nó va vào thành xe đang chạy làm mặt ông xoay lại trong một tích tắc. 
Không biết lúc đó ông có kịp nhận ra thằng con mình hay không ? Nếu có thì cũng chẳng giải quyết được gì! 
Khi bà vợ tới được với ông , bà chỉ nhận ra ông nhờ cái miệng , từ nơi này từng đã một thời nói lời yêu thương làm bà xiêu lòng .
Bà khóc như mưa như gió giữa vòng vây của những người hiếu kì và nhân viên thi hành công vụ .
Một chiếc xe hơi len lỏi trườn qua , tuy không hạ cửa kính nhưng có người cũng nhận ra khuân mặt trẻ đẹp của cô gái ngồi bên trong , cô nhìn bà vợ ông với chút động lòng thương cảm .
Chiếc xe bấm còi kéo dài , bò đi 
Hình như người lái nó là Xmith.

THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN

** Phôi Pha - ThiYênĐìnhNguyên -2.ĐườngCong`TuyệtTácCủaTạoHóa

   

Tạo hóa vẽ nên 2 đường cong tuyệt mỹ.. Đó là Hoa và Phụ Nữ. 
Clip này ghi lại vài nét chứng thực điều vừa nói...

18 tháng 5, 2013

** Một Mình - Thi Yên Đình Nguyên <> Một Mình - Lam Phương <> Một Mình... Mình Cám ơn Mình

MERCI MADAME  ĐLBM


MỘT MÌNH

Một mình mình với cô đơn
Một mình mình với nỗi buồn không tên
Một mình ôm chiếc bóng mình
Một mình mình nhớ tới tình: mình ta
Một mình ta với phôi pha
Một mình ta với tình ta một mình
Một mình ta nhớ tới em
Một mình ta nhớ ấm êm lụa là
Một mình nghe tiếng mây trôi
Một mình nhìn thấy khói rơi đùng đùng
Một mình mình với hư không
Một mình thổn thức bao đêm một mình
Một mình viết nửa chữ tình
Một mình nghe thở, nghe tim thì thầm
Một mình gậm nhấm nỗi niềm
Một mình cố nuốt bóng đêm một mình
Một mình ôm chiếc gối ôm
Một mình trùm lấy mơ màng năm canh...


12 tháng 5, 2013

** GIÓ ƠI, THỔI LẠI CÕI TRẦN


http://ruaja.blogspot.com/
https://www.facebook.com/thid.thid
http://blog.yahoo.com/_BEUQBGORGEUXZMVXGFEJARBD3I/articles


Màn chiều phai nắng
gió lên
Hoàng hôn 
buông tím
thuỷ chung vạn đời

Mây ơi
bay tới cuối trời
Có dừng lại đó
nói lời nhớ thương

Bên kia
là xứ thiên đường
Ai cùng ai
tắm sông ngân – biển lòng

Gió ơi
thổi lại cõi trần
Cõng mây vương núi
phù vân
bạc đầu…

THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN


** THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN - Nếu không Thổi, Gió Không Là Gió - Nhạc nền: TÂM HỒN

   

11 tháng 5, 2013

** Hương Trăng


TRĂNG

Đầu tháng, mảnh trăng đi ngủ sớm
Để làn môi, sớm tìm tới làn môi
Trăng đem theo e ấp chút ban đầu
cho nồng cháy hừng hực sau trào chảy

Giữa tháng trăng tròn như “mặt nguyệt”
để khuôn trăng đầy đặn như trăng
Hương thơm nồng đượm đẫm mùi sương
Dòng suối mát tràn trề nơi mãn nguyện

Cuối tháng trăng chậm hơn chiều tím
Nhưng khi lên là lan tỏa hương trăng
Vơi cạn dầu, trăng khuya thêm đằm ngọt
Hằng Nga ơi, dai dẳng ánh trăng lồng

Ơi gió núi thét gào, như ngấu nghiến
Ơi biển trào sóng ập tựa cuồng điên
Ơi núi lửa phun khùng dòng bỏng rát
Để chuyện tình tròn khuyết mãi cùng trăng.

THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN


7 tháng 5, 2013

** Cười Vzui... Không cười là tui ủn vô mục Cười liền à nghen


Người TEXAS cái j cũng TO

Người ta đồn kháo người bang Texas (Hoa kỳ) cái j cũng to… nên nhiều phụ nữ ham lắm
Một pn nọ nhằm nhằm kiếm chồng là người Texas, và rồi cô cũng toại nguyện. cô cưới được một ông chồng to cao lực lưỡng
Đêm tân hôn, cô nằm trong vòng tay chồng vừa mân mê cái vành tai ông xã vừa thủ thỉ: tai anh to nhỉ. Chồng tự hào: Người Texas mà em
Sờ vai, cổ lại nói: vai anh to thật, em thích. Sờ núm vú: nhũ anh to thật. chồng: Người Texas mà em
Xoa xoa cái bụng, rồi 2 bắp đùi, cô cũng khen thế, chồng vẫn: Người Texas cái j chẳng to hả em
Sớm mai thức dậy cô kia thở dài thườn thượt, thất vọng ra mặt:
- THẾ MÀ ANH BẢO: NGƯỜI TEXAS CÁI  J.. CŨNG TO

4 tháng 5, 2013

** Tây - Tàu


TÂY  TÀU

Ngộ ái nị là chi rứa hẹ?
Xiển khảo tua là tủa khảo xiên
Sao em cứ nói như chim
Tung tăng như bướm đi tìm hương hoa

Em rồi lại ải lớp du
Hao mo ni? Hỏi em dù che mưa

Bư li bư u mén nhi a
Ta kai ia de ná cac tư
Xê nho, anh chỉ ậm ừ
Đây mưa đó nắng thì vừa làm sao?

THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN


1 tháng 5, 2013

** Thêu


THÊU

Anh muốn em thêu một giọt tình
Màu hồng nhung phấn xứ Eden
Thêu gió đưa hương loang sắc tím
Thêu vị nồng say trong nụ hôn

Anh muốn em thêu một ánh nhìn
Thêu luồng hơi ấm tỏa sang anh
Thêu tấm lòng em luôn dạng rộng
Ba mươi - trăng vẫn sáng như rằm

Anh muốn em thêu vị ngọt đằm
Mặn mòi thân thể dạ lan hương
Thêu mộng hoàng trinh trong hoang dại
Thêu luồng ý nghĩ cả nhu cương

Anh muốn em thêu sự bất kham
Của loài ngựa chiến ở trong anh
Thêu tiếng vó tung đường rớt lại
Thêu cả hổn hà – anh với em

Anh muốn em thêu cách lồng lên
Được đà, đứt thắng cỗ xe điên
Lao về phía trước không cần lái
Vì mảng ái tình vốn mênh mang

THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN