Links - Liên kết dến các trang Website. Blogspot, fb, chuyên trang thơ THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN

29 tháng 1, 2010

SAO BẮC ĐẨU


tamtay.vn - photo - ẢNH ĐỘNG ....NHỪNG GIỌT MƯA

SAO BẮC ĐẨU 
 
   Ngân hà muôn vì sao                                
Chỉ một chòm bắc đẩu
Một chòm sao chỉ hướng
Cho ai khỏi lạc đường
Dù đêm tối mịt mùng
Dù mặt đất như bưng
Nhờ chòm sao bắc đẩu
Vẫn đến được muôn phương
Giữa sóng cả trùng dương
Giữa núi rừng sâu thẳm
Nhìn theo sao bắc đẩu
Sẽ tìm được đường đi
Dù đời phải phân ly
Gập ghềnh nào sá gì
Tình em là bắc đẩu
Cho tim anh tìm về.

THI YÊN ĐÌNH NGUYÊN

24 tháng 1, 2010

10 THÁNH ĐƯỜNG ĐẸP HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI


1. Nhà thờ thánh Basil (Moscow, Nga)
Nhà thờ thánh Basil, Nga
Nhà thờ hình ảnh
2. Notre Dame (Paris, Pháp)
Nhà thờ hình ảnh
Nhà thờ hình ảnh

xem kinh mau bien hoa trong kien truc tuyet dinh Những bức tranh kính tuyệt đẹp trong công trình kiến trúc cổ
3. Nhà thờ Thánh Phêrô (Rome, Ý)
Nhà thờ hình ảnh

MỘT CÕI ÂN TÌNH


MT CÕI ÂN TÌNH
Category: TruyệnNgn THIYÊN ĐÌNHNGUYÊN  Tag: Văn Thơ
01/10/2011 08:46 am

MT CÕI ÂN TÌNH
** Nếu máy không h tr fone ch thì bn chép vào trang Word ri đổi sang fone Times New Roman... (hoặc VNI...)    là OK. 

ĐỌC TIẾP NỘI DUNG CÂU CHUYỆN

23 tháng 1, 2010

KHUẤT NGUYÊN - MỘT CAO NHÂN TRÍ KIỆT



KHUẤT  NGUYÊN
Khuất Nguyên là nhà thơ được nhân dân Trung Quốc kính trọng nhất và yêu thích nhất trong hàng nghìn năm nay. Ông sống vào thời ky Chiến Quốc (từ năm 475 đến năm 221 trước công nguyên ). Cái gọi là “Chiến Quốc” là vì đây là một thời đại các nước chư hầu san sát, hỗn chiến không ngừng. Trong đó nước Tần và nước Sở là hai nước có thực lực lớn mạnh nhất lúc đó. Mười mấy nước nhỏ khác đều dựa vào hai nước này.
Khuất Nguyên (chữ Hánbính âmqū yúan), tên Bình, biệt hiệu Linh Quân (340 TCN - 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Ông học rộng, nhớ dai, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.
Ngoài tập Ly Tao là tập thơ bất hủ của ông để lại, ông còn có nhiều sáng tác thơ khác như Sở từThiên Vấn (Hỏi trời).v.v.
Đến cuối đời ông bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài Sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.
Ông cũng chính là nhân vật trong sự tích tết Đoan Ngọ (Đoan Dương). Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng năm tháng năm là ngày tết Đoan Dương ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.
TÍNH CÁCH
Ông là người tính tình luôn thay đổi một cách kỳ dị thể hiện qua các trang viết của ông: vừa vui đã buồn, vừa cười đã khóc. Vừa muốn đi xa lại đổi ý. Đòi lên chầu Thượng Đế lại muốn trở về cố hương, rồi lại muốn tự tử. Tình cảm của ông biểu hiện một cách trung thực: mỗi chữ là một tiếng thở dài lâm ly, một giọt nước mắt não ruột. Ít có một văn nhân nào đau khổ, thác loạn đến thế.
Ông không chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được: "Chẳng thà nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để vấy phải bụi dơ”.
Cái câu mà người đời nghìn đời sau vẫn nói khi nhắc đến tính cách KHUẤT NGUYÊN: CẢ ĐỜI (Thiên hạ) SAY, MỘT MÌNH TA TỈNH - CẢ ĐỜI ĐỤC MỘT MÌNH TA TRONG..  SAO TA KHÔNG UỐNG HẾT NƯỚC ĂN HẾT BÃ CHO SAY LUÔN MỘT THỂ, KHÔNG KHUẤY BÙN KHOẮNG CẶN BẨN CHO ĐỤC LUÔN MỘT THỂ..."
Thật chỉ có ở bậc cao nhân, tuấn kiệt

10 tháng 1, 2010

NỒNG NÀN


Trời làm mây trộn vào mây
làm gió xoắn xiết quấn đầy hương nhau
Ai làm nước chảy qua cầu
cho ai ôm trọn nỗi sầu trăm năm
Ai làm ngày lút vào đêm
cho ai cố níu hoàng hôn cuối chiều
Ai làm thơm nụ hôn yêu
cho ai đắm đuối quên trời rộng cao
Ai đem đời đổi cho nhau
để mình có cả hai đầu yêu thương
… …
Trời làm nên mối tơ vương
cho duyên tơ nối nồng nàn vào nhau